Công nghệ blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain là gì?

Hiện nay nhiều doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam đang ưa chuộng ứng dụng công nghệ blockchain trong logistics và chuỗi cung ứng.

Các công ty sử dụng công nghệ này trong việc truyền thông tin và ghi nhận lại các hoạt động nhằm kiểm soát được dòng chảy hàng hóa và dịch vụ giữa các đối tác, thậm chí giữa các nước với nhau.

Công nghệ blockchain là gì?

Công nghệ blockchain là một hệ thống các dữ liệu thông tin được kết nối với nhau và nâng cấp về mạng lưới theo thời gian. Các khối dữ liệu được liên kết với nhau nhau bằng kỹ thuật blockchain  được mã hóa nhằm bảo đảm dữ liệu không có sự thay đổi hoặc giả mạo.

Công nghệ Blockchain được coi là một chuỗi cơ sở thông tin đáng tin cậy, liên quan đến tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Trong mỗi khối thông tin trong blockchain đều chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được kết nối thông tin với khối trước đó, vì vậy cơ sở dữ liệu thông tin này được đặt tên là block chain hay chuỗi khối. Nguồn thông tin trong Blockchain sẽ được cố định, không thể thay đổi một khi mà thông tin đã được ghi lại trong khối trừ phi mà được được sự đồng ý của toàn bộ mạng lưới hoạt động.

Ví dụ: Công ty vận tải A có 4 giờ để giao hàng từ thời điểm mà hàng lên đến thùng xe. Vì thời gian dài, lái xe cũng hiểu biết rõ về tuyến đường nên đã dừng lại để uống cà phê và sẽ khởi hành giao hàng khi tới giờ quy định. Vì vậy nếu có thể kéo từ bốn giờ xuống bốn phút, hiệu quả mang lại sẽ vô cùng lớn, bạn cũng có thể đồng thời cải thiện hoạt động quản lý kho, xe nâng và lực lượng lao động.

Công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng Logistics

Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ blockchain

Vì hệ thống thông tin trong blockchain có tính phân tán trong hệ thống và khả nâng cố định thông tin không được chỉnh sửa nên rất phù hợp trong việc ứng dụng trong chuỗi cung ứng.

Đây là một khối thông tin an toàn và đáng tin cậy để truyền thông tin trong nội bộ khối và ghi lại các giao dịch tiền điện tử, đồng thời hữu ích trong việc bảo mật tất cả các loại dữ liệu kỹ thuật số. Sự sự phù hợp, nên chuỗi khối này mang lại nhiều lợi ích như sau:

Thông tin minh bạch và bất biến

Trong một nội bộ khối thông tin, họ có thể sử dụng công nghệ blockchain để ghi lại các dữ liệu về vị trí và quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ mà họ có. Tất cả các thành viên trong nội bộ này đề có thể thấy được những thông tin đang diễn ra.

Vì các bản ghi dữ liệu không thể thay đổi nên sẽ không có chuyện tranh cãi về việc bên nào sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.

Cắt giảm chi phí

Rất nhiều lãng phí xảy ra do sự thiếu hiệu quả trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Vấn đề này đặc biệt phổ biến trong các ngành công nghiệp có hàng hóa dễ hư hỏng. Việc theo dõi và minh bạch dữ liệu được cải thiện giúp các công ty xác định các khu vực gây lãng phí, nhờ đó có thể áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí.

Công nghệ Blockchain cũng có thể giúp loại bỏ các khoản phí liên quan đến việc lưu chuyển tiền ra và vào qua các tài khoản ngân hàng và các bộ xử lý thanh toán khác nhau. Các khoản phí này làm cắt giảm biên lợi nhuận, vì vậy việc có thể đưa chúng ra khỏi phương trình tính toán là rất có ý nghĩa.

Tạo dữ liệu có thể tương tác

Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với chuỗi cung ứng hiện tại là không thể tích hợp dữ liệu trên mọi đối tác trong quy trình. Các blockchain được xây dựng dưới dạng các hệ thống phân tán, nhờ đó giúp duy trì kho lưu trữ dữ liệu nhất quán và minh bạch. Mỗi nút của mạng lưới (mỗi bên) tham gia vào việc thêm dữ liệu mới và việc xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu.

Điều này có nghĩa là tất cả các thông tin được lưu trữ trên một blockchain có thể được truy cập được bởi tất cả các bên liên quan, vì vậy một công ty có thể dễ dàng xác minh được thông tin nào đang được phát đi bởi một bên khác.

Thay thế EDI

Nhiều công ty dựa vào các hệ thống Trao đổi Dữ liệu Điện tử (EDI) để gửi thông tin kinh doanh cho nhau. Tuy nhiên, dữ liệu này thường xuyên đi ra theo các lô, thay vì theo thời gian thực. Nếu một lô vận chuyển bị mất hoặc giá thay đổi nhanh chóng, những đối tượng tham gia khác trong chuỗi cung ứng sẽ chỉ nhận được thông tin này sau khi lô EDI tiếp theo được xuất đi.

Với công nghệ blockchain, thông tin được cập nhật thường xuyên và có thể nhanh chóng được gửi đi cho tất cả các bên liên quan.

Thỏa thuận kỹ thuật số và chia sẻ tài liệu

Một bản xác tín duy nhất là rất quan trọng đối với bất kỳ loại hình chia sẻ tài liệu chuỗi cung ứng nào. Các tài liệu và hợp đồng cần thiết có thể được liên kết với các giao dịch blockchain và chữ ký số, vì vậy tất cả các bên tham gia đều có thể truy cập vào phiên bản gốc của các thỏa thuận và tài liệu.

Công nghệ Blockchain đảm bảo tính bất biến của tài liệu, và các thỏa thuận chỉ có thể được thay đổi nếu tất cả các bên liên quan đạt được sự đồng thuận. Bằng cách này, các tổ chức có thể tiêu tốn ít thời gian hơn cho các luật sư khi làm việc với các thủ tục giấy tờ hoặc tại bàn đàm phán, và sẽ có thêm thời gian cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Công nghệ blockchain có thể biến đổi các tổ chức theo nhiều cách khác nhau, bao gồm sản xuất, chế biến, logistic và giải trình trách nhiệm. Mỗi công đoạn có thể được đăng ký và xác minh để tạo hồ sơ minh bạch và không thẻ thay đổi. Do đó, việc ứng dụng blockchain trong các mạng lưới chuỗi cung ứng chắc chắn có tiềm năng giúp loại bỏ các khu vực kém hiệu quả hiện rất phổ biến trong các mô hình quản lý truyền thống.

Những thách thức của việc ứng dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng

Mặc dù công nghệ blockchain có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong ngành chuỗi cung ứng, có một số thách thức và hạn chế đáng để xem xét.

Triển khai các hệ thống mới

Các hệ thống được xây dựng dành cho chuỗi cung ứng của tổ chức có thể không có khả năng thích ứng với môi trường dựa trên blockchain. Việc đại tu cơ sở hạ tầng và quy trình kinh doanh của công ty là một công việc quan trọng, có thể phá vỡ các hoạt động và lấy đi các nguồn lực từ các dự án khác. Do đó, quản lý cấp trên có thể do dự khi ký phê chuẩn cho loại hình đầu tư này trước khi nhận thấy rằng nó được áp dụng rộng rãi bởi những đối thủ khác cùng ngành.

Triển khai cho các đối tác

Các đối tác tham gia vào chuỗi cung ứng cũng cần sẵn sàng tham gia vào việc ứng dụng công nghệ blockchain. Các tổ chức vẫn nhận được lợi ích dù chỉ có một phần của quy trình được áp dụng blockchain, nhưng không thể tận dụng tối đa lợi ích của nó khi mà vẫn còn có những thứ không muốn được công khai. Tính minh bạch không phải là điều mà tất cả các công ty mong muốn.

Quản lý thay đổi

Một khi hệ thống dựa trên blockchain được áp dụng, doanh nghiệp phải thúc đẩy việc áp dụng nó tới các nhân viên. Một kế hoạch quản lý thay đổi cần phải giúp làm rõ các vấn đề sau: blockchain là gì, cách thức nó giúp cải thiện công việc, và cách làm việc với các hệ thống mới được ứng dụng blockchain. Một chương trình đào tạo có thể giúp truyền đạt các tính năng mới hoặc các cải tiến đến từ công nghệ blockchain, nhưng điều đó chắc chắn cần có thời gian và tài nguyên.

Nhìn về tương lai

Một số tên tuổi lớn trong ngành chuỗi cung ứng đã và đang áp dụng các hệ thống phân tán dựa trên blockchain và đang thiết lập các tài nguyên để khuyến khích việc sử dụng công nghệ này. Chúng ta có thể thấy các nền tảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang tận dụng công nghệ blockchain cho việc tổ chức chia sẻ thông tin của các công ty khi lưu chuyển các sản phẩm và vật tư.

Luật pháp

Những quy định, điều luật và hiệp định thương mại sẽ kiềm chế các quyền sỡ hữu và công bố thông tin. Đặc biệt là các tuyến đường biển với rất nhiều điều luật chồng chéo.

Những thách thức này sẽ được so sánh với nhu cầu phát triển của một nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi từ thảm họa tài chính năm 2008, kết hợp giữa sự chia cắt của Mỹ và các nước Châu Âu. Blockchain với tiềm năng phá vỡ mọi giới hạn hợp tác toàn cầu, kết hợp với sự chính xác về thông tin và kiểm soát sẽ là một hướng đi đầy triển vọng trong tương lai. Vì thế các nhà phát minh, doanh nhân, các trung tâm học thuật và cả chính phủ đang dần nhận định công nghệ blockchain sẽ là xương sống cho nền kinh tế tương lai.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *