Local Charge Là Gì? Các Loại Phí Local Charge Hàng Xuất, Nhập

Các loại phí Local Charge

Nếu bạn là người làm trong nghề xuất nhập khẩu thì chắc hẳn bạn không còn xa lạ với các loại thuế phí, đặc biệt là local charge khi vận chuyển một lô hàng trong vận chuyển quốc tế. Vậy thì cụ thể local charge là gì? Có các loại local charge nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

1. Local Charge là gì?

Local charge là từ dùng để chỉ các loại phí phát sinh tại địa phương, tại cảng xếp hàng và cảng load hàng.

  • Người thu phí này là các Hãng tàu hoặc Forwarder
  • Người phải nộp phí này là Cả Shipper và Consignee

2. Các loại phí Local Charge Hàng Xuất Thường Gặp

Local charge là gì

»»» Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?

Phí local charge hàng xuất khẩu nguyên container

Phí THC (Terminal Handling Charge): Đây là phụ phí xếp dỡ tại cảng được thu trên mỗi cont hàng để bù đắp lại khoản phí cho các hoạt động tại cảng như: Xếp dỡ, tập kết container ra cầu tàu,… Khoản phí này do cảng thu từ các hãng tàu, sau đó các hãng tàu sẽ thu lại khoản phí này từ khách hàng (Cnee và Shipper)

Ở Việt Nam Mức phí này sẽ có sự chênh lệch khác nhau phụ thuộc và cảng và vào loại container.

Phí B/L (Bill of Lading fee) – phí AWB (Airway Bill fee) – Phí chứng từ (Documentation fee): Loại phí này tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu hoặc các Forwarder sẽ phát hành một cái gọi là Bill of Lading ( đối với hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (đối với hàng vận tải bằng đường không).

Phi Seal: Đây là chi phí dùng cho phần niêm phong container khi lô hàng đã được đóng hàng xong và chuẩn bị để xuất đi. Việc này nhằm bảo đảm trách nhiệm hàng hóa còn nguyên tình trạng cho đến lúc người nhận hàng mở container.

Phí Bill Telex Release: Là một loại phí cho hình thức giao hàng mà không cần phải nhận bill gốc. Khi khách hàng gửi xuất một lô hàng đi nước ngoài mà toàn bộ chi phí, tiền hàng đã được bên mua thanh toán cho bên bán xong thì bên bán sẽ ủy quyền xuất Telex Release để bên nhận hàng có thể lấy được hàng hàng mà không cần phải dùng đến bill gốc.

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) Phụ phí biến động giá nhiên liệu: Đây là khoản phụ phí (ngoài cước biển) mà chủ hàng phải nộp cho hãng tàu để bù đắp chi phí phát sinh do biến động về giá nhiên liệu. Tương tự với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…

  • Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): Đây là phụ phí xăng dầu dùng cho tuyến Châu u.
  • Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Đây là phụ phí xăng dầu dùng cho tuyến Châu Á.

Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Đây là phí bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu về việc khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến các nước này. Mức chi phí này thường được thu theo bill thường vào khoảng $25 / Bill of lading.

Phí ANB: Phí này cũng tương tự như phí AMS nhưng nó được áp dụng cho châu Á.

3. Các loại phí Local Charge Hàng Nhập

Phí Bill

Phí CFS (Container Freight Station fee): Đây là phí dùng cho việc tháo dỡ hàng hoá để đưa vào kho hoặc từ kho đưa vào container. Mức phí này sẽ khác nhau tùy thuộc vào đơn vị vận chuyển để làm với bạn.

Phí THC (Terminal Handling Charge)

Phí Hun Trùng (Fumi): Là chi phí dịch vụ chuyên ngành dùng để tác động vào các loại hàng hóa, bưu kiện có liên quan tới gỗ, hộp gỗ, kiện gỗ khi gửi hàng đi quốc tế.Chi phí cho hoạt động này thường tính theo shipment

Phí Handling Fee: Đây là loại phí mà các các Shipper và Consignee phải đóng cho Forwarder. Phí Handling là quá trình một Forwarder tiến hành giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận giúp đại diện đại lý ở nước ngoài để thực hiện một số công việc như khai báo hải quan, phát hành B/L, D/O hay các chứng từ liên quan khác.

Phí Delivery Order Fee: Đây là phí lệnh giao hàng, khi có một lô hàng nhập khẩu vào thì khi có Arrival Notice , consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng ( D/O). Sau đó sẽ mang lệnh này ra cảng để xuất trình cho kho và làm phiếu để lấy hàng. Các hãng tàu sẽ làm một cái lệnh giao hàng và thu phí đó.

Phí Container Imbalance Charge CIC: Là loại phí mất cân đối vỏ container hay gọi là phụ phí trội hàng nhập. Chi phí này được thu bởi các hãng tàu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển container từ nơi thừa đến nơi thiếu đảm bảo cung ứng hàng hóa hợp lý.

Phí vệ sinh container (Cleaning container fee): Phí này do người nhập khẩu trả cho hãng tàu để tiến hành làm vệ sinh lại cho vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại.

4. Các Loại Phí Local Charge Hàng Sea

Các loại phí Local charge hàng sea

  • Phí THC (Terminal Handling Charge).
  • Phí Handling (Handling fee).
  • Phí D/O (Delivery Order fee).
  • Phí CFS (Container Freight Station fee).
  • Phí CIC (Container Imbalance Charge)
  • PHí B/L ( Bill of Lading fee). Phí chứng từ (Documentation fee).
  • Phí ENS ( Entry Summary Declaration). Phí khai Manifest tại cảng đến đối với các lô hàng đi châu u (EU).
  • Phí AMS (Automatic Manifest System). Đây là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu. Đây là phí khai báo chi tiết về hàng hóa trước khi nó được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.
  • AFR ( Advance Filing Rules). Đây là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu đối với nước Nhật.

5. Các Loại Phí Local Charge Hàng Air

  • Phí DO: Đây là phí dùng để chi trả cho các dịch vụ phát sinh trong quá trình giao hàng, hãng hàng không sẽ lập lệnh DO cho người gửi hàng, sau đó người nhận cần phải có DO này để xuất trình với hải quan thì mới có thể nhận hàng.
  • Phí AWB: Đây là vận đơn do hãng hàng không trực tiếp phát hành, bao gồm biên lai giao hàng và bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển. Loại giấy tờ này do đại lý của hãng hàng không cấp, giúp cho việc hoàn tất thủ tục nhận hàng được nhanh chóng hơn.
  • Phí SCC: Là phụ phí trong vận tải hàng không cho dịch vụ soi an ninh đối với hàng hóa, phí này dùng để chi trả cho việc kiểm tra an ninh và bảo vệ tại sân bay để đảm bảo hàng hóa vận chuyển được an toàn.
  • Phí THC: Là phí cho dịch vụ bốc xếp hàng hóa, mức phí này sẽ được tính theo trọng lượng của hàng. Nếu hàng hóa được gửi theo đơn hàng lớn thì dịch vụ này có thể tính thêm phí tăng ca.
  • Phí tách bill: Nếu hàng bạn gửi là hàng lẻ thì bạn cần trả thêm phí tách bill để có thể tách đơn hàng của mình theo đúng theo quy định.
  • Phí FWB và FHL: FWB là phí truyền dữ liệu thông tin cho vận đơn chính, còn FHL là phí truyền dữ liệu thông tin cho vận đơn phụ.

Trên đây là một số phí Local charge thường gặp đối với hàng xuất, hàng nhập khẩu và cả đối với hàng vận chuyển sea và air. Mong những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong học tập và công việc.

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *