Hiệu ứng Bullwhip là gì?

Hiệu ứng Bullwhip là gì

Trong quản lý hàng tồn kho, hiệu ứng Bullwhip là một trong những nguyên nhân chính gây báo động trong việc làm tăng lượng hàng tồn kho trong việc quản trị chuỗi cung ứng.

Như đã biết khi hàng tồn kho tăng lên, lợi ích mang lại thì ít nhưng những hạn chế có thể mang lại như ảnh hưởng chất lượng khi hàng hóa tồn quá lâu, hạn chế về không gian kho hàng gây ứ đọng hay tai nạn không đáng có,…

Từ đây, chúng ta cần phân tích hiệu ứng Bullwhip là gì? và tác động của nó đến với mức tồn kho trong chuỗi cung ứng.

1. Hiệu ứng bullwhip – bullwhip effect là gì?

Hiệu ứng Bullwhip là hiệu ứng được phát hiện lần đầu tiên bởi tiến sỹ Ray Forrester (MIT) vào năm 1961 trong nguyên cứu “Industrial Dynamics”. Hiệu ứng bullwhip hay còn gọi là hiệu ứng Cái roi da, hay hiệu ứng Forrester (lấy từ tên của người sáng lập)

Cái tên Hiệu ứng Bullwhip hay Bullwhip Effect không còn xa lạ gì đối với những ai quan tâm đến quản trị chuỗi cung ứng vì nó có nhiều tính năng quyết định đến chuỗi cung ứng.

Hiệu ứng Bullwhip là hình tượng các thông tin về nhu cầu trên thị trường đối với một sản phẩm hay hàng hóa dịch vụ nào đó bị bóp méo sự thật, và khuếch đại lên các khâu trong chuỗi cung ứng, khiến mức hàng tồn kho tăng lên, gây dư thừa, ảnh hưởng đến giá hàng, phản ánh sai về nhu cầu hàng hóa.

2. Ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip tới mức tồn kho trong chuỗi cung ứng

Từ khái niệm trên, hiệu ứng bullwhip sẽ làm tăng lượng hàng hóa trong kho dư thừa quá lớn, tồn nhiều, dẫn tới chi phí vận tải và chi phí lao động tăng.

Trong tình huống này, khả năng cao là ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, có thể phải tạm ngưng bộ máy sản xuất, tiêu thụ, giảm nhân viên, nhà phân phối gặp phải khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho và giá trị của hàng hóa trên thị trường bị giảm.

Mặt khác, hàng tồn kho được coi là một trong những tài sản có khả năng thanh khoản thấp, nên nếu doanh nghiệp tích trữ càng nhiều loại hàng hóa này, sẽ khiến doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn mấy thêm khoản huy động và xoay vòng vốn, phát sinh chi phí bảo quản và lưu kho hàng hóa.

Hiệu ứng Bullwhip Effect

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

3. Cách khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip

Hiệu ứng Bullwhip có thể là do một số những thay đổi trong doanh nghiệp lên thị trường hoặc tác động của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa mức ảnh hưởng của loại hiệu ứng này lên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên cân nhắc các biện pháp dưới đây:

  • Chia sẻ thông tin về nhu cầu thực của thị trường trong các khâu của chuỗi cung ứng

Thông qua các thông tin tốt hơn, có thể dưới hình thức giao tiếp được cải tiến theo chuỗi cung ứng hoăc dự báo tốt hơn. Tập trung thông tin về nhu cầu bên trong chuỗi cung ứng, cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu khách hàng thực sự cho mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng

  • Loại bỏ sự chậm trễ dọc theo chuỗi cung ứng

Tập trung vào người dùng cuối nhu cầu thông qua các point-of-sale (POS) dữ liệu thu nhập, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), và nhà cung cấp, quản lý hàng tồn kho (VMI) để giảm bớt sai lệch trong giao tiếp hạ lưu.

  • Duy trì mức giá ổn định cho sản phẩm.

Giá biến động sẽ khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp và họ sẽ cắt giảm đơn hàng khi giá lên cao. Điều này sẽ gây ra những biến động trong các đơn đặt hàng. Do đó, duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua dự trữ hàng khối lượng lớn.

  • Xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, phân phối một cách hợp lý

Trên đây là khái niệm Hiệu ứng Bullwhip là gì và những kiến thức cần biết về Hiệu ứng Bullwhip. Mong rằng những thông tin Hiệp Hội Logistics chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *