Ủy thác xuất khẩu là một nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu đối với các chủ hàng khi muốn nhập hàng về Việt Nam. Vậy cụ thể thì ủy thác xuất khẩu là gì? Quy trình ủy thác xuất khẩu ra sao. Hãy cùng tìm hiểu thật chi tiết về những vấn đề này qua bài viết dưới đây của Hiệp Hội Logistics nhé!
1. Ủy thác xuất khẩu là gì?
Ủy thác xuất nhập khẩu là việc thuê (outsourcing) một đơn vị kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu làm trung gian để tổ chức và thực hiện các hoạt động xuất khẩu/ nhập khẩu hàng hóa thay cho bên bán/ bên mua.
- Nhập khẩu ủy thác là hình thức mà bên mua nhờ một công ty thứ 3 đại diện cho công ty mình ( công ty ủy thác) thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu sản phẩm (hàng hóa) nào đó.
- Xuất khẩu ủy thác là hình thức mà bên bán nhờ một công ty thứ 3 đại diện cho một công ty mình (đối tác mua bán) thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu sản phẩm (hàng hóa).
»»» Top 3 Địa Chỉ Học Logistics Tốt Nhất Tại Hà Nội và TPHCM
2. Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất khẩu bạn nên tính toán thật kỹ và lưu ý những điểm sau:
- Bạn sẽ là người phải chịu chi phí cho dịch vụ ủy thác xuất khẩu (hay còn được gọi là hoa hồng ủy thác).
- Bạn sẽ thiếu tính chủ động hơn và nắm bắt được ít thông tin hơn do bị hạn chế vì phải làm việc thông qua một bên thứ 3.
Trong ủy thác xuất nhập khẩu thì công ty nhận ủy thác sẽ phải chịu rủi ro lớn nhất. Vì đơn vị này đã đứng tên trên giấy tờ thay mặt cho người nhập khẩu và phải phịu mọi trách nhiệm pháp lý khi hàng nhập vào.
⇒ Do đó, trường hợp nếu mặt hàng trong lô hàng được nhập hay xuất ra là hàng cấm thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm pháp lý cho việc này sẽ là đơn vị làm dịch vụ ủy thác cho lô hàng này.
Để hạn chế tối đa được các rủi ro, các công ty dịch vụ về ủy thác xuất nhập khẩu nên:
- Trong việc làm các giấy tờ, chứng từ nhập xuất hàng hóa thì luôn phải thật cẩn trọng.
- Chỉ nên nhận làm ủy thác khi xuất nhập khẩu theo điều kiện EXW tức là giao hàng tại xưởng người bán.
Vì khi đó thì các công ty EXW có thể kiểm tra hàng hóa bên trong thông qua đại lý của mình ở nước ngoài. Nhằm đảm bảo chắc chắn rằng hàng hóa xuất đã được khai báo đúng sự thật, không phải là mặt hàng cấm và việc biết rõ mặt hàng sẽ dễ làm việc với hải quan hơn.
- Tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu giữa công ty FWD và người nhập hàng (bên cần ủy thác). Trên hợp đồng cần được khai báo rõ về giao ước hàng hóa được khai trên giấy tờ và theo hợp đồng để hạn chế tối thiểu các rủi ro. KHi đó bên cần ủy thác sẽ phải chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa bị khai báo sai sự thật.
3. Quy Trình Ủy Thác Xuất Khẩu
Các công việc mà doanh nghiệp cần làm khi thực hiện quy trình ủy thác xuất khẩu là:
#1. Kiểm tra thật kỹ càng xem hàng hóa xuất khẩu có thuộc vào trong các loại hàng hóa bị cấm nhập hoặc tạm dừng nhập khẩu ở nước đối tác không. Nếu thuộc diện này thì hàng hóa của bạn sẽ không được nhập khẩu vào nước này do đó cũng không cần phải ủy quyền làm gì.
#2. Nếu hàng hóa đó thuộc diện mặt hàng phải xin phép cơ quan quản lý thì khi đó công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền sẽ phải xin giấy phép này. Việc này nên được thu xếp càng sớm càng tốt tốt nhất là nên xin trước khi hàng hóa đến cảng.
#3. Khi đã có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu như quy định hiện hành.
- Cần đầy đủ những giấy tờ cần có của bộ chứng từ xuất khẩu
- Cần phải ký hợp đồng ủy thác với đơn vị nhận ủy thác.
- Cung cấp đầy đủ các chứng từ, các tài liệu có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thỏa thuận về việc lựa chọn đơn vị vận chuyển nào cho phù hợp (thường thì bên nhận ủy thác sẽ quyết định điều này)
- Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ phải chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm invoice, packing list, CO… thực hiện các thủ tục hải quan, giấy tờ và thực hiện vận chuyển hàng hóa đến được tay đối tác của bên ủy thác (công ty nhập khẩu)
- Người được ủy thác cũng có nghĩa vụ thay cho đơn vị được ủy thác nộp thuế theo như thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng giữa 2 bên.
4. Mẫu Hợp Đồng Ủy Thác Xuất Nhập Khẩu
Download: Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu
5. Khi Nào Nên Sử Dụng Dịch Vụ Ủy Thác Xuất Khẩu
- Doanh nghiệp mới thành lập nên còn chưa nắm rõ được các quy trình và hình thức làm việc với đơn vị hải quan. Cũng như là các quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa do đó cần đến sự hỗ trợ của các bên thứ 3.
- Là cá nhân không phải tổ chức hay công ty nên hoàn toàn không có đủ chức năng hay nghiệp vụ để xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp có đầy đủ chức năng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do mặt hàng mà công ty muốn xuất nhập khẩu lại không nằm trong danh sách các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu. Bởi vì mỗi doanh nghiệp thì chỉ được phép xuất nhập khẩu một số mặt hàng nhất định trong giấy phép.
- Do không có sự tin tưởng với shipper đầu nước ngoài và muốn thuê công ty FWD có đại lý đầu người bán, để chủ động liên hệ và thay mặt cho họ kiểm tra hàng hóa thực ở bên trong lô hàng. Quá trình đóng gói hàng hóa, kiểm chứng chắc rằng công ty của shipper không phải là công ty ảo,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến ủy thác xuất khẩu, về quy trình cũng như mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho công việc và học tập của bạn.