Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa – Bộ Chứng Từ Nhập Khẩu Chi Tiết

quy trình nhập khẩu hàng hóa là gì

Quy trình nhập khẩu hàng hóa được tiến hành qua nhiều bước và các bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu bạn muốn nhập khẩu hàng từ nước ngoài vào, cần phải nắm chắc được quy trình của nó. Vậy quy trình nhập khẩu hàng hóa được tiến hành như thế nào? Bộ chứng từ nhập khẩu chi tiết cần có những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Nhập khẩu hàng hóa là gì?

Nhập khẩu hàng hóa được hiểu đơn giản là quá trình đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc là từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (được coi là khu vực hải quan riêng) đến các vùng khác.

Ví dụ như nhập khẩu quần áo từ Quảng Châu (Trung Quốc) vào Việt Nam để bán lẻ, nhập khẩu thịt bò Nhật hoặc Úc đến các siêu thị, cửa hàng hay nhà hàng lớn ở Việt Nam,…

2. Ưu nhược điểm của nhập khẩu hàng hóa là gì?

Nhập khẩu hàng hóa có hai loại hình thức chính:

– Nhập khẩu hàng hóa trực tiếp:

Đây là loại hình nhập khẩu cho phép các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu các nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa từ nước ngoài vào. Với hình thức này thì doanh nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với bên đối tác ở nước ngoài mà không cần qua tay một bên trung gian nào.

+ Ưu điểm: Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Thay vì thông qua một bên thứ ba (bên trung gian) thì doanh nghiệp sẽ trực tiếp đi vào thị trường để tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp mình, nếu kinh doanh hiệu quả, thuận lợi doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao và có thể khẳng định được vị trí trên trường quốc tế.

+ Nhược điểm: Hình thức này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp lâu năm bởi những công ty mới thành lập còn non trẻ, sẽ thiếu kinh nghiệm và các mối quan hệ để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về.

– Nhập khẩu hàng hóa gián tiếp:

Loại hình này cũng được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hoạt động nhập khẩu gián tiếp này sẽ được thực hiện thông qua một bên trung gian, bên này sẽ đứng ra giúp doanh nghiệp ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Hình thức nhập khẩu hàng hóa gián tiếp được thực hiện bởi 3 bên thứ nhất là bên ủy thác, bên nhận ủy thác và công ty bán hàng tại nước ngoài. Khi thực hiện quá trình ủy thác, bên trung gian sẽ giúp thực hiện mọi hoạt động giao dịch, sau khi thành công bên ủy thác sẽ gửi cho bên trung gian một khoản phí đã được quy định trong hợp đồng.

+ Ưu điểm:

Tiết kiệm chi phí: đối với những doanh nghiệp nhỏ, vừa hoặc mới thành lập còn thiếu kinh nghiệm thì việc thuê một bên trung gian để đứng ra làm các thủ tục nhập khẩu sẽ giúp bạn giảm thiểu rất nhiều chi phí. Nếu bạn không thuê một bên trung gian nào mà muốn tự mình đàm phán với bên đối tác nước ngoài thì cần phải đầu tư thêm một bộ phận làm xuất nhập khẩu được đào tạo chuyên môn và có những kinh nghiệm nhất định trong ngành này. Tuy nhiên, điều này thật sự bất khả thi với các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy sử dụng dịch vụ nhập khẩu theo hình thức gián tiếp này là lựa chọn tốt nhất.

Tiết kiệm thời gian: đối với những doanh nghiệp mới, nhỏ hoặc vừa thì thực hiện thủ tục nhập khẩu, thủ tục khai báo hải quan phải trải qua một khoảng thời gian dài. Nếu doanh nghiệp bạn chưa thành thạo điều đó thì có thể sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục hơn nữa. Do đó khi lựa chọn hình thức này, các bên trung gian đã có mối quan hệ chặt chẽ với hải quan thì thủ tục sẽ diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn.

Hạn chế rủi ro: bởi vì còn non trẻ về kinh nghiệm nên đôi khi các doanh nghiệp sẽ gặp phải những vấn đề về thủ tục, chứng từ,… và dẫn tới việc giao nhận hàng hóa chậm trễ, thậm chí là mất hàng hóa.

+ Nhược điểm: chi phí trả cho bên trung gian khá cao, nếu không lựa chọn đúng bên trung gian thì sẽ khiến cho bạn rơi vào tình trạng khó xử như phải làm việc trực tiếp với đối tác, tệ hơn nữa có thể là lộ thông tin hàng hóa, đối tác cho chính đơn vị ủy thác mà doanh nghiệp đang hợp tác.

3. Những quy định về nhập khẩu hàng hóa

#Cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không?

Theo quy định của pháp luật, cá nhân được phép nhập khẩu hàng hóa.

#Điều kiện để doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa

– Hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ hoặc ngành liên quan. Ví dụ như: thực phẩm thì phải có giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm y tế thì phải có sự kiếm định của Bộ Y tế,… Đối với mỗi loại hàng hóa cụ thể cần phải có giấy phép theo quy định của pháp luật.

– Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành và ghi nhãn của theo luật định

– Hàng hóa thuộc nhóm 2 phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định tùy thuộc vào quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng phải được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định

– Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 nhưng không đáp ứng được yêu cầu trên thì khi nhập khẩu vào phải được tổ chức giám định (được chỉ định) hoặc được thừa nhận theo quy định

– Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng kĩ càng theo luật định

#Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu

– Các chế phẩm vi sinh học, sinh học, hóa chất

– Thuốc thú y, nguyên vật liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật

– Các ấn phẩm như báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch,…

– Các loại tem bưu chính, các mặt hàng tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính.

– Các đồ chơi trẻ em

– Các tác phẩm điện ảnh

– Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng,…

»»»» Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?

# Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

– Vũ khí, súng ống, đạn dược, chất gây nổ, pháo

– Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng

– Hàng giả, nhái các thương hiệu uy tín, có tiếng trên thế giới

– Vũ khí hóa học

– Các phế thải, phế liệu, thiết bị làm lạnh có sử dụng chất C.F.C

– Các sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng (thuộc nhóm amfibole)

#Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?

– Tờ khai hải quan

– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

– Bill of landing (vận đơn)

– Giấy phép nhập khẩu

– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân

– Tờ khai giá trị

– Chứng từ, chứng nhận xuất xứ của hàng hóa (C/O)

– Danh mục hàng hóa, máy móc, thiết bị

– Hợp đồng ủy thác (bản sao)

– Hợp đồng bán hàng (bản sao)

– Bản kê lâm sản với nguyên liệu gỗ nhập khẩu (nếu có)

#Các chi phí nhập khẩu hàng hóa

Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa:

– Thuế VAT

– Thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thuế bảo vệ môi trường

– Thuế tự vệ

– Thuế chống bán phá giá

– Thuế chống trợ cấp

4. Quy trình nhập khẩu hàng hóa

#Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty

#Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

#Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

quy trình nhập khẩu hàng hóa

#Quy trình nhập khẩu hàng hóa của Forwarder

– Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và chứng từ từ khách hàng nhập khẩu

– Bước 2: Kiểm tra thông tin chứng từ làm hàng nhập

– Bước 3: Làm tờ khai hải quan cho quy trình làm hàng nhập

– Bước 4: Trong quy trình làm hàng nhập, lấy lệnh hãng tàu hoặc FWD

– Bước 5: Tiến hành làm thủ tục thông quan

– Bước 6: Tiến hành làm thủ tục lấy hàng

– Bước 7: Đưa nhà xe hoặc chủ xe các chứng từ cần thiết

– Bước 8: Sau đó lấy tiền cược Cont và hoàn ứng

– Bước 9: Trả kết quả kiểm tra chuyên ngành của lô hàng nhập, kết thúc quy trình làm hàng nhập.

Trên đây là tất cả các thông tin về quy trình nhập khẩu hàng hóa mà Hiệp hội Logistics muốn chia sẻ đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi và chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe, may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *