L/C Trả Chậm Là Gì? Quy Trình Thanh Toán L/C Trả Chậm

L/C trả chậm

Thanh toán L/C là hình thức thanh toán phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế. Có nhiều hình thức thanh toán L/C, trong đó khiến người ta nhầm lẫn, khó phân biệt nhất là các loại hình L/C trả chậm.

Vậy L/C trả chậm là gì, quy trình thanh toán L/C như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hiệp Hội Logistics nhé!

>>> Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?

1. L/C Trả Chậm Là Gì?

Thanh toán L/C (Letter or Credit) hay còn được gọi là thư tín dụng chứng từ. Thư tín dụng này là bức thư hay cam kết được lập ra bởi ngân hàng, là đại diện của người mua (bên nhập khẩu) theo yêu cầu của họ. Theo đó, Ngân hàng thay mặt người mua (người nhập khẩu) cam kết với người bán (người xuất khẩu) sẽ thanh toán tiền trong đúng thời gian quy định khi người bán xuất trình đầy đủ những chứng từ hợp lệ được quy định trong L/C.

L/C trả chậm là hình thức thanh toán tín dụng chứng từ có kì hạn do ngân hàng thực hiện. Đây là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng mở cam kết với người bán sẽ thanh toán đúng thời hạn được ghi trong L/C sau khi đã nhận được bộ chứng từ hợp lệ trong quy định L/C.

Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

2. Các Loại L/C Trả Chậm

Có 2 loại L/C trả chậm:

Defered L/C hay còn gọi là Defered Payment L/C: Là hình thức L/C trả chậm mà người bán sẽ nhận được tiền từ người mua theo từng đợt có thể 1 lần hoặc nhiều lần. Thời hạn thanh toán có thể được tính từ khi người bán xuất trình đủ bộ giấy tờ hợp lệ hoặc hoàn thành việc giao hàng cho người mua.

Upas L/C hay còn gọi là Upas L/C nội địa (Usance Payable At Sight L/C): Là hình thức L/C trả chậm nhưng có thể thanh toán ngay. Tức là bên bán có thể nhận được tiền thanh toán thông qua ứng vốn từ ngân hàng và bên mua sẽ phải chịu lãi suất phát sinh cho việc thanh toán sớm này.

3. Phân Biệt Defered L/C Và Upas L/C

Giống nhau:

Defered L/C và Upas L/C đều là phương thức thanh toán L/C có mức độ uy tín và an toàn cao.

Khác nhau:

Upas L/C: Người bán sẽ được chuyển tiền ngay lập tức theo yêu cầu nếu xuất trình đúng và đủ bộ chứng từ theo quy định trong L/C.

Defered L/C: Người bán sẽ được thanh toán sau 1 khoảng thời gian khi đã xuất trình xong bộ chứng từ theo quy định. Với Derfered L/C, người bán sẽ không có quyền yêu cầu thực hiện thanh toán ngay.

Ta có thể hình dung như sau: Cùng là L/C trả chậm 90 ngày nhưng

– Defered L/C: Sau 90 ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán.

Upas L/C: Sau

Upas L/C

4. Điều Kiện Mở L/C Trả Chậm

Để Ngân hàng đồng ý mở hình thức thanh toán L/C trả chậm, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng một số điều kiện sau:

– Có khả năng tài chính, đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết theo quy định của Ngân hàng Mở.

– Có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng mở về lịch chuyển tiền cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài. Lịch chuyển tiền này phải phù hợp với nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng cho nước ngoài đối với L/C sẽ mở.

– Tại thời điểm xin mở L/C: Không vi phạm cam kết chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài đối với các L/C trả chậm đã mở trước đó; Không còn nợ với Ngân hàng trong các trường hợp được nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

– Có bảo đảm hợp pháp (Bằng một hoặc nhiều hình thức như: Ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của Ngân hàng.

Đối với thanh toán L/C trả chậm ngắn hạn, doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn do Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định.

Đối với thanh toán L/C trả chậm trung và dài hạn, doanh nghiệp phải có văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài.

Tuy nhiên, trước khi yêu cầu ngân hàng mở L/C trả chậm, doanh nghiệp cần xem xét những rủi ro có thể xảy ra.
Để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong Defered L/C, người bán thường yêu cầu ngân hàng Thông báo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoặc nghiệp vụ xác nhận. Người bán thường ký phát hối phiếu trả sau trong trường hợp này và ngân hàng Mở phải ký chấp nhận hối phiếu, sau đó đáo hạn trên hối phiếu thì Ngân hàng Mở mới trả tiền.

5. Quy Trình Thanh Toán L/C Trả Chậm

Sau đây, ta cùng tìm hiểu về quy trình thanh toán Upas L/C

Bước 1: Hai bên mua và bán ký hợp đồng, thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán Upas L/C.
Người bán cần nêu rõ thời hạn nhận tiền ngay dù L/C trả chậm bao nhiêu ngày, ngân sách lãi suất vay sẽ do bên mua thực thi. Điều này sẽ giảm rủi ro đáng tiếc tranh chấp sau này .

Bước 2: Mở L/C

Người mua liên hệ với ngân hàng Mở để thực thi mở L/C và nhu yếu hỗ trợ vốn với thời hạn là 180 ngày ( tương tự với 6 tháng) kể từ ngày tàu chạy hoặc ngày ngân hàng Mở L/C.

Bước 3: Ngân hàng phát hành UPAS L/C

Người nhập khẩu ký hối phiếu tương ứng trả sau 180 ngày kể từ ngày xác nhận vận đơn B/L.

Bước 4: Ngân hàng mở Upas LC sẽ gửi cho ngân hàng nhà nước hoàn trả một giấy ủy quyền hoàn trả có điều kiện kèm theo ( như đã thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên )

Bước 5: Bên bán hay sẽ giao hàng và xuất trình bộ chứng từ theo quy định trong L/C. Nếu những chứng từ này tương thích ngân hàng sẽ gửi điện yêu cầu chấp nhận thanh toán với ngân hàng nhà nước.

Bước 6: Người tiếp đón thư là ngân hàng mở và họ sẽ kiểm tra chứng từ rồi chuyển tiền cho ngân hàng Thông báo để họ này triển khai trả tiền cho người bán.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đọc đã hình dung phần nào về L/C trả chậm, điều kiện mở và quy trình thanh toán L/C trả chậm. Nếu có thắc mắc gì, hãy comment bên dưới để Hiệp Hội Logistisc có thể hỗ trợ hết sức cho bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi phần nào giúp ích được cho bạn!

Tham khảo thêm các bài viết: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *