Cross Docking là gì?

Cross Docking là gì?

Hiện nay đã có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics áp dụng Cross docking trong vận hành chuỗi cung ứng hàng hóa. Một trong những lý do chính mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức này nhờ những ưu điểm trong việc tiết kiệm chi phí lưu kho bãi cho doanh nghiệp.

Vậy Cross Docking là gì? Hãy thử tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về Cross docking

Cross Docking là hệ thống phân phối hàng hóa nhưng là một hình thức kho hàng không chính thống, khi áp dụng sẽ loại bỏ đi việc lưu trữ, thu gom hàng như một kho hàng nhưng vẫn đáp ứng được việc mua bán, trao đổi, tiếp nhận, chuyển hàng cho khách.

Cross docking không được coi là kho hàng, không lưu trữ hàng hóa, mà vận chuyển hàng hóa từ kho, từ nơi sản xuất, hay trung tâm phân phối hàng hóa đến thẳng các điểm bán lẻ.

Khi sử dụng kỹ thuật Cross docking, doanh nghiệp cần điều chỉnh hoạt động giao hàng – nhận hàng một cách hợp lý và hiệu quả.

Việc sử dụng kỹ thuật Cross docking tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp do việc giảm tải hai khâu tốn kém nhất trong kho hàng là lưu trữ và thu gom đơn hàng. Việc áp dụng này vẫn đảm bảo việc mua bán hàng hóa từ kho đến điểm bán lẻ, nên hoạt động diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian lưu trữ, các lô hàng sẽ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đôi khi chưa tới 1 giờ.

Tại các Cross dock là điểm trung chuyển tiếp nhận các xe chở hàng đã được phân loại và gom nhóm với các sản phẩm khác và xếp chúng sang các xe tải đầu ra (outbound trucks). Các xe này sẽ rời khỏi Cross dock đến một khu vực sản xuất, một cửa hàng bán lẻ hay cross dock khác.

Khác với kho truyền thống là hàng sẽ nằm tại kho cho đến khách hàng đặt trước rồi chuyển hàng đi, khi áp dụng kho hàng Cross Docking thì khách hàng sẽ biết trước được việc hàng hóa từ điểm kho tới vị trí khách hàng như thế nào, khoảng thời gian đó, được gọi là leadtime. Leadtime này có thể mất nhiều thời gian hơn sử dụng kho truyền thống, nhưng tiết kiểm được chi phí tồn kho, giảm chi phí vận chuyển khi phải chuyển hàng nhiều hơn hai lần.

Cross Docking là gì

2. Lợi ích của Cross Docking

Kỹ thuật Cross Docking mang lại nhiều lợi ích:

  • Giảm chi phí trong việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa tại các kho hàng.
  • Giúp hàng hóa dễ dàng lưu thông nhanh chóng và phù hợp với hàng hóa có thời giảm sử dụng ngắn nhờ việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đó.
  • Giảm chi phí vận tảu cho các nhà bán lẻ hoặc đơn vị vận tải nhỏ lẻ.

Phần lớn các lô hàng các đơn vị này nhận được là từ phía nhà cung cấp đều thông qua dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL) do hàng được vận chuyển có quy mô nhỏ lẻ và không thể lấp đầy hoàn toàn tải trọng. Khi sử dụng kho thông thường, số lượng chuyến vận tải nhiều hơn, khiến chi phí vận tải đầu vào tăng đáng kể do tăng số lượng phương tiện vận chuyển, giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng…

Trong trường hợp này, nếu sử dụng Cross Docking sẽ tối ưu hóa việc phân bổ ngân sách của doanh nghiệp trong hoạt động logistics, tận dụng các phương tiện vận tải và tránh tình trạng lãng phí thời gian và tải trọng của xe trong quá trình vận chuyển.

Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ có thể nhận lô hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp sử dụng dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL) hay theo từng lô hàng lẻ. Tuy nhiên, điều này làm cho chi phí vận tải hàng hóa đầu vào gia tăng quá mức (do số lượng phương tiện cao kéo theo sự gia tăng của các chi phí như xăng dầu, chi phí sửa chữa và nâng cấp phương tiện, chi phí nhân công…).

Cross Docking là cách để gom các lô hàng này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện nhất định nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

3. Các loại Cross Docking

Thuật ngữ “Cross Docking” đã được sử dụng để mô tả các loại hoạt động khác nhau, tất cả đều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng. Theo Napolitano (2000) đề xuất phương án phân loại Cross Docking thành 5 loại dưới đây:

  • Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking):

Hỗ trợ và thu gom các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất.

Ví dụ, một nhà sản xuất có thể thuê một nhà kho gần nhà máy của họ, và sử dụng nó để chuẩn bị cho việc lắp ráp hay thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận lại với nhau. Bởi vì nhu cầu của từng bộ phận được biết trước, dựa trên đầu ra của một hệ thống MRP (hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất) nên không cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định.

  • Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking):

Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận.

Ví dụ, các bộ phận máy tính của các nhà phân phối có thể tìm nguồn linh kiện từ các nhà cung cấp khác nhau và kết hợp chúng thành một lô hàng duy nhất cho khách hàng.

  • Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking):

Hoạt động này kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).

  • Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking):

Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa hàng bán lẻ.

  • Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking):

Có thể sử dụng ở bất kì kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước ví dụ như một đơn đặt hàng của khách hàng.

4. Các loại hàng hóa thường sử dụng kỹ thuật Cross Docking

Loại hàng hóa phù hợp với kỹ thuật này căn cứ theo hai tiêu chí: độ biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn.

Nếu nhu cầu là không chắc chắn Cross Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.

Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để đảm bảo các lô hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn.

Một số mặt hàng là đối tượng của Cross Docking bao gồm:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức.
  • Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
  • Sản phẩm đã được gắn thẻ (barcode, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
  • Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.
  • Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp.
  • Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *