FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Nhập Khẩu FCL

Quy trình giao hàng nhập khẩu nguyên container - FCL

Trong nghề giao nhận, Logistics bạn sẽ thường xuyên gặp và quen thuộc các thuật ngữ về hàng FCL, LCL,…Tuy nhiên đối với những ai không làm trong ngành này hoặc mới bước chân vào nghề thì hẳn vẫn còn khá xa lạ với những thuật ngữ này. Vậy cụ thể FCL là gì, LCL là gì và có những điểm khác biệt gì giữa chúng, hãy cùng Hiệp Hội Logistics giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

1. FCL Là Gì? FCL Là Viết Tắt Của Từ Gì?

FCL (viết tắt của Full Container Load) là hàng được xếp đầy nguyên container, trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng là của người gửi hàng và người nhận hàng. Khi chủ hàng có khối lượng hàng nhiều đủ để chứa đầy một container hoặc đầy nhiều container, họ sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng

2. LCL là gì? Sự khác biệt giữa hàng FCL và LCL là gì?

LCL là gì?

FCL là gì

LCL là viết tắt của Less than Container Load, nó được hiểu là hàng lẻ, hàng hóa không xếp đủ một container. Trong quá trình đóng hàng vận chuyển quốc tế, chủ hàng phải ghép hàng với các chủ hàng khác do không đủ lượng hàng để đóng vào nguyên container.

Những người thực hiện gom hàng được gọi là consolidator, việc gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau này được gọi là consolidation và hàng hóa được gom gọi là hàng consol.

»»» Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?

Sự khác biệt giữa hàng FCL và LCL

Ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng LCL và hàng FCL khác nhau cả về khái niệm, khối lượng, kích thước hàng , điều kiện vận chuyển, chi phí, đến chủ hàng.

Chỉ tiêu so sánh  FCL LCL
Tên viết tắt Full Container Load:  Hàng đóng nguyên cont Less than Container Load: Hàng chỉ chiếm một phần của cont hay hàng đóng ghép từ nhiều chủ hàng.
Chi phí Có chi phí tối ưu hơn hàng LCL

Tuy xét về tổng chi phí, việc đặt một container FCL sẽ đắt hơn nhưng nếu  xem xét theo chi phí thứ nguyên thì đặt  FCL rẻ hơn so với LCL. 

Cùng một lượng hàng hóa trong cont nhưng mỗi lô hàng sẽ có chi phí khác nhau và nếu tổng lại thì chi phí của LCL sẽ lớn hơn FCL.
Kích thước hàng Thường dùng cho hàng cồng kềnh và nặng Thường dùng cho các mặt hàng nhỏ và dễ di chuyển hơn
Tỷ giá Dễ biến động Ổn định hơn so với tỷ giá FCL
Điều kiện vận chuyển Người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một nguyên container  Chỉ cần đặt trước một phần của cont, không cần thiết phải đặt một container
Chủ hàng Thuộc 1 chủ hàng Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau
Thời gian giao hàng Nhanh hơn 

Vì chỉ giao cho một chủ hàng, cũng không cần phải thực hiện các quy trình như phân loại và đóng gói container tại các cảng giao hàng riêng biệt. Khả năng xảy ra chậm trễ tại cảng cũng thấp hơn. 

Chậm hơn

 Vì phải giao nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian cho các quy trình phân loại hàng hóa, tổng hợp chứng từ và xử lý. Thời gian cho việc xếp và dỡ hàng cũng thường cao hơn gửi hàng LCL.

3. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL

FCL là gì? Quy trình giao hàng nhập khẩu nguyên Container

Bước 1: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi hai bên mua bán đã thỏa thuận thống nhất xong các điều khoản, giá cả và đi đến ký kết hợp đồng giao nhận, bên khách hàng sẽ gửi cho nhân viên chứng từ một bộ chứng từ để nhân viên chứng từ rà soát kiểm tra đối chiếu các thông tin giữa các loại chứng từ nêu trên có trùng khớp với nhau hay không, các thông tin cần thiết đều đầy đủ và chính xác hay không. Nhân viên chứng từ sẽ có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng để điều chỉnh và bổ sung các thông tin nếu phát hiện có sự thiếu sót hay không trùng hợp thông tin.

Bước 2: Lấy lệnh giao hàng D/O

Lệnh giao hàng D/O – là một loại chứng từ do công ty vận chuyển phát hành. Nó rất quan trọng trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container.

Đối với hàng FCL , tùy thuộc yêu cầu của từng hãng tàu, nhân viên giao nhận sẽ có nhiệm vụ làm giấy mượn container và đóng tiền cược container nếu thuộc hình thức hàng giao thẳng, giao nguyên container.

Bước 3: Khai hải quan điện tử và đóng phí

Hiện nay, bạn có thể thực hiện việc khai báo hải quan online đồng thời với việc lấy lấy lệnh giao hàng D/O thay vì khai báo bằng việc điền tờ khai giấy thủ công như trước kia giúp việc khai báo trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Nếu sau khi khai báo mà bạn nhận được thông báo luồng xanh thì khi đó bạn đã hoàn tất khai báo hải quan và có thể liên hệ với khách hàng để nộp thuế.

Bước 4: Đăng ký tờ khai tại cảng
Sau khi đã khai báo hải quan điện tử thành công và in tờ khai. Bước tiếp theo cần làm là chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký tờ khai tại cảng. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhân viên giao nhận sẽ đem đến hải quan để tiến hành kiểm tra và chuyển sang bộ phận tính giá thuế để biết mức giá thuế cần đóng.

⇒ Lưu ý, trường hợp hàng hóa rơi vào luồng đỏ, thì cần tiến hành kiểm hóa.

Bước 5: Trả tờ khai hải quan

Sau khi hoàn tất kiểm tra bộ chứng từ, chứng từ sẽ được đóng dấu và chuyển sang cửa trả tờ khai hải quan. Lúc này, nhân viên giao nhận sẽ mua tem- đây được coi như lệ phí hải quan để dán vào tờ khai
Sau khi bộ hồ sơ được trả về, nhân viên giao nhận cần kiểm tra xem bộ hồ sơ trả về đã đủ chưa, bộ hồ sơ sẽ bao gồm: Tờ khai Hải quan đã được đóng dấu, phiếu kết quả kiểm tra chứng từ, phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa đối với trường hợp hàng hóa rơi vào luồng đỏ.

Bước 6: Xuất phiếu EIR

Phiếu EIR hay phiếu giao nhận container. Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng dùng xác nhận tình trạng của container. nhân viên giao nhận cần tới phòng Thương vụ tại cảng để nộp lệnh giao hàng D/O đã có dấu giao thẳng của hãng tàu và đóng phí nâng/hạ và lưu container để có thể xuất được phiếu EIR.

Bước 7: Thanh lý hải quan

Để thực hiện thanh lý hải quan cổng, nhân viên giao nhận sẽ cần mang bộ hồ sơ gồm có: Lệnh giao hàng D/O, phiếu EIR, tờ khai hải quan (gồm bản chính, bản photo), danh sách container để nộp cho đơn vị Hải quan. Hải quan sẽ lưu thông tin lô hàng vào sổ hải quan, đồng thời đóng dấu vào tờ khai, phiếu EIR, và xác nhận vào tờ danh sách container sau đó sẽ trả lại các hồ sơ này cho nhân viên giao nhận.

Bước 8: Vào cảng lấy hàng

Nhân viên giao nhận chỉ cần đưa phiếu EIR, danh sách container, cùng giấy mượn container cho tài xế container của mình, và lái xe chạy vào cảng hoặc ICD để nhận hàng.

Bước 9: Trả vỏ container rỗng cho hãng tàu và nhận cược

Sau khi hoàn tất việc rút hàng, tài xế sẽ mang trả container rỗng về lại cho cảng hoặc ICD dựa trên chỉ định ghi trên giấy mượn container. Tiếp đó nhân viên giao nhận sẽ mang phiếu EIR, giấy cược container cùng phiếu thu tới đại lý hãng tàu để làm thủ tục nhận lại tiền cược container đã đóng trước đó.

Bước 10: Quyết toán và lư hồ so
Hoàn thiện hồ sơ là bước cuối cùng trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container Sau khi hoàn tất thông quan nhập hàng và hàng đã được chuyển cho khách, thì nhân viên chứng từ sẽ có trách nhiệm kiểm tra và sắp xếp đầy đủ, cẩn thận các chứng từ thành bộ hoàn chỉnh. Trong đó một bộ sẽ trả lại cho khách hàng kèm giấy báo nợ, và một bộ dùng để lưu trữ.

4. Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu FCL

Bước 1: Booking

Booking là việc thuê tàu, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thuê các công ty Forwarder làm booking để có được giá tốt và cạnh tranh nhất. Người xuất khẩu nên kiểm tra kỹ các thông tin trên booking nhận được từ Forwarder như: Cảng đến, cảng đi, ngày khởi hành, ngày cắt máng, số lượng cont,… để chuẩn bị hàng giao kịp thời

Bước 2: Đóng hàng

Đối với hàng nguyên (FCL), người xuất khẩu sẽ đóng container, kẹp chì (seal container) ngay tại kho. Sau đó cont hàng sẽ được bàn giao lại cho công ty Forwarder đưa ra bãi container (CY) tại cảng.

Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu

Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ cho việc làm thủ tục hải quan tại cảng. Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thuê Forwarder để tiết kiệm thời gian và chi phí cho lô hàng do công việc này yêu cầu tính nghiệp vụ rất cao

Một số mặt hàng đặc thù cần thực hiện thêm một số công việc như xin giấy phép xuất khẩu, hun trùng,…

Bước 4: Phát hành B/L

Sau khi thủ tục hải quan xuất khẩu hoàn thành, người vận tải đưa lô hàng lên tàu và rời cảng. Từ khi chuẩn bị đóng hàng, người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận để gửi cho hãng tàu phát hành B/L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.

Bước 5: Gửi chứng từ

Người xuất khẩu phải chuẩn đủ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) ,…
  • Catalogue của sản phẩm

Nếu thanh toán bằng TT cần gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp hoặc nếu thanh toán bằng L/C thì gửi qua ngân hàng.

Bước 6: Nhận chứng từ

Khi nhận được bộ chứng từ, doanh nghiệp nhập khẩu cần kiểm tra, đối chiếu lại toàn bộ thông tin xem đã chính xác và phù hợp chưa. Nếu chưa chính xác doanh nghiệp nhập khẩu cần yêu cầu bên bán sửa lại ngay để tránh bị cơ quan hải quan phạt

Bước 7: Thông báo hàng đến

Trước ngày tàu cập cảng đại lý của hãng vận tải tại cảng đến sẽ gửi thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho doanh nghiệp nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp thuê Forwarder thì thông báo này sẽ được gửi đến cho Forwarder. Các thông tin cần lưu ý trong thông báo này là: Ngày cập cảng, Kho hàng hoặc nơi lưu trữ hàng chờ thông quan, Các phí phải nộp,…

Bước 8: Lệnh giao hàng

Doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ cho công ty Forwarder để xuất trình B/L gốc và nộp các loại phí cho hãng tàu và nhận lệnh giao hàng. Đồng thời công ty Forwarder cũng tiến hành tìm vị trí hãng và làm phiếu xuất kho tại cảng.

Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu

Doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan điện tử trước khi hàng cập cảng. Sau khi hàng cập cảng thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện thông quan hàng hóa

Đối với một số mặt hàng đặc thù, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một số chứng từ và mang hàng đi làm kiểm tra chất lượng. Sau khi kiểm tra chuyên ngành và được cấp chứng nhận công bố hợp quy thì khi đó lô hàng mới hoàn thành

Bước 10: Dỡ hàng

Hàng nguyên (FCL) thì cần phải dỡ khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng, sau đó hàng được đưa về kho của người nhập khẩu

Trong giao nhận hàng hóa thì việc nắm chắc quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là điều vô cùng quan trọng, hi vọng qua bài viết Hiệp Hội Logistics đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hàng FCL, sự khác biệt của FCL và LCL cũng như quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu đối với hàng hóa FCL.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *