Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán được tiến hành giữa các bên tham gia vào hợp đồng mua bán quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Thông qua các ngân hàng, quá trình thanh toán được tiến hành và gắn liền với việc đổi tiền theo thị giá ngoại hối. Để thực hiện được hoạt động này, bắt buộc bên mua và bên bán phải sử dụng một trong các phương thức thanh toán quốc tế. Vậy đó là những phương thức nào? Nội dung chi tiết ra sao? Bài viết dưới đây của Hiệp hội Logictics sẽ giúp bạn hiểu rõ về Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

 

>>>>> Bài viết xem thêm: Container là gì? Phân loại container

 

1. Những rủi ro dễ gặp phải khi thanh toán quốc tế

Trong lĩnh vực ngoại thương, thanh toán quốc tế được biết đến là hoạt động vô cùng quan trọng để hoàn tất hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ giữa các bên. Nếu một trong hai bên không đồng ý tiến hành thanh toán quốc tế thì mối quan hệ ngoại thương không được hình thành. Do đó, để hoàn tất quá trình mua bán này thì bắt buộc các bên phải sử dụng đến các phương thức thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, khi đàm phán về phương thức thanh toán quốc tế, các bên đều cố gắng thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Do đó, có thể bên bán (xuất khẩu) hoặc bên mua (nhập khẩu) sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định khi lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế.

Cụ thể, những rủi ro có thể gặp phải khi thanh toán quốc tế như:

  • Thanh toán chậm: Nếu bên bán đồng ý cho bên mua thanh toán tiền sau khi nhận hàng thì đôi khi sẽ gặp phải tình trạng thanh toán chậm. Bởi vì, bên mua chỉ chấp nhận thanh toán khi họ nhận đủ tiền hàng. Vì vậy, cho đến khi hàng về hết thì họ mới tiến hành thanh toán.
  • Hàng hóa giao không đúng hạn: Nếu bên mua đồng ý chuyển tiền cho bên bán trước khi nhận hàng bằng các hình thức như trả trước toàn bộ tiền hàng, đặt cọc, tạm ứng,… thì rất dễ gặp phải tình trạng giao hàng không đúng hạn. Thậm chí, có thể bị giao hàng không đúng chất lượng, số lượng,… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
  • Mất tiền hàng: Nếu bên bán và bên mua đồng ý lựa chọn phương thức thanh toán ghi sổ thì rủi ro mà bên bán phải gánh sẽ nhiều hơn bên mua. Trong trường hợp đã đến hạn thanh toán, bên mua (bên bị ghi sổ nợ) không thanh toán hoặc thanh toán chậm thì bên bán (bên ghi sổ nợ) phải chịu rủi ro. Thậm chí, có trường hợp có thể bị mất tiền hàng do bên mua không trả. Tuy nhiên, rủi ro mất tiền hàng là rất ít.

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

II: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

Để hạn chế những rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế, bạn nhất định nên nắm rõ những ưu điểm và hạn chế của từng phương thức thanh toán quốc tế. Đồng thời, khi tiến hành hoạt động này nên có những thỏa thuận rõ ràng để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

Hiện nay, để tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, thông thường có các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến như:

1. Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền (Remittance) là một trong những phương thức thanh toán thông dụng nhất được nhiều người biết đến. Trong đó, một khách hàng của ngân hàng sẽ yêu cầu chuyển khoản một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng tại một thời điểm nào đó. Thông thường, để tiến hành hoạt động thanh toán, bên bán và bên mua sẽ có thể lựa chọn một trong hai hình thức là trả tiền trước hoặc trả tiền sau. Theo đó:

  • Trả tiền trước là phương thức mà người mua (bên nhập khẩu) sẽ phải chuyển khoản tiền hàng trước cho bên bán (bên xuất khẩu). Sau khi chuyển tiền thì bên bán mới tiến hành chuyển hàng cho bên mua.
  • Trả tiền sau là phương thức mà bên mua (bên nhập khẩu) chỉ thanh toán tiền hàng sau khi nhận đủ số hàng từ bên bán (bên xuất khẩu). Khi hàng được bên bán chuyển hết, bên mua kiểm tra lại hàng đã đúng yêu cầu thì họ mới tiến hành thanh toán tiền hàng.

Lựa chọn phương thức trả tiền trước thì bên mua là người chịu rủi ro. Tuy nhiên, nếu chọn phương thức trả tiền sau thì bên bán lại là người chịu rủi ro. Do đó, khi có ý định lựa chọn phương thức thanh toán này bạn nên cân nhắc kỹ và nên có thỏa thuận rõ ràng trước khi thực hiện.

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

2. Phương thức nhờ thu hộ

Nhắc đến một trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay, chắc chắn không thể không kể đến phương thức nhờ thu hộ. Đây là phương thức ra đời nhằm khắc phục những hạn chế cho hình thức trả tiền sau và bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu. Theo đó, bên thu hộ sẽ tiến hành thu hối phiếu kèm theo chứng từ khi chuyển hàng đến bên nhập khẩu theo yêu cầu của bên xuất khẩu.

Cụ thể, người xuất khẩu sau khi hoàn thành việc chuyển hàng đến cho người nhập khẩu thì sẽ ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền của người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu mình lập ra. Do đó, người xuất khẩu sẽ hạn chế được tình trạng thanh toán chậm từ người nhập khẩu.

Để phương thức thu hộ có thể hoạt động thì cần đảm bảo có đầy đủ các thành phần là: Người xuất khẩu (người ủy thác), ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng được ủy thác thu), ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu) và người nhập khẩu.

Phương thức nhờ thu hộ sẽ được chia ra làm 2 loại gồm: nhờ thu trơn (thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại); nhờ thu chứng từ (thu chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại hoặc thu chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính)

3. Phương thức thư tín dụng

Phương thức thư tín dụng hay còn được biết đến là phương thức L/C. Đây là một văn bản do ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của người nhập khẩu cam kết sẽ trả tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.

Không chỉ được gọi là phương thức thanh toán L/C, phương thức này còn được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. Phương thức này được hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng.

Các bên tham gia

Người xin mở thư tín dụng (applicant): là người mua hàng (người nhập khẩu hàng hóa), hoặc là người mua ủy thác cho một nhà nhập khẩu khác

Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing or Opening Bank – ngân hàng phát hành): là ngân hàng bên người mua (NH đại diện cho nhà NK), cấp tín dụng cho nhà người mua (nhà NK)

Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hàng (người XK) hay bất cứ chủ thể nào khác được người hưởng lợi chỉ định khả năng thanh toán tức thời

Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising or Notifying Bank): là ngân hàng đại diện cho người bán (nhà XK) được hưởng lợi thư tín dụng

Trình tự tiến hành nghiệp vụ thư tín dụng như sau:

Quy trình làm thanh toán LC

Sau khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng mua bán thì nhà NK căn cứ nội dung hợp đồng để tiến hành mở thư tín dụng

  1. Nhà NK (nhập khẩu) đề nghị NH (ngân hàng) bên NK phát hành LC cho người thụ hưởng là nhà XK
  2. NH phát hành sẽ lập LC và thông qua NH đại lý của mình ở đầu XK thông báo thư tín dụng đã được mở đồng thời gửi bản gốc LC cho NH đầu XK
  3. NH thông báo (bên nhà XK) sẽ thông báo cho nhà XK nội dung LC và kiểm tra xem đã khớp các điều kiện đã thỏa thuận như trên HĐ chưa và đề nghị xác nhận, đồng thời gửi bản gốc LC cho nhà XK
  4. Nhà XK chấp nhận LC, tiến hành giao hàng
  5. Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua NH thông báo cho NH mở LC đề nghị thanh toán hàm vlookup nâng cao
  6. NH mở LC kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại HS cho nhà XK
  7. Ngân hàng mở LC đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ gốc cho nhà NK sau khi đã nhận xác nhận thanh toán hoặc đã thanh toán
  8. Nhà NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp nội dung LC thì có quyền từ chối thanh toán

Nội dung chủ yếu của LC

Số hiệu, địa điểm và ngày mở LC

Tên, địa chỉ của những người có liên quan LC

Số tiền, thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao dịch

Nội dung về hàng hóa, phương thức vận chuyển, điều kiện giao nhận

Bộ chứng từ gốc mà nhà XK phải xuất trình

Cam kết của NH, những điều khoản đặc biệt và chữ ký của NH

Đặc điểm LC

NH và các bên liên quan tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ , không dựa trên hàng hóa hay dịch vụ

LC cần ghi rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không ghi rõ thì mặc định là LC không hủy ngang

Chứng từ LC chỉ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trên LC: nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong LC hay nội dung các chứng từ mâu thuẫn với nhau

Thông thường NH phát hành chỉ có khoảng thời gian 7 ngày làm việc để kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của bộ chứng từ so với điều khoản trên LC, nếu quá 7 ngày thì coi như NH phát hành LC không còn quyền thông báo sai sót.

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán LC

+ Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC

+ NH chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng

+ Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)

+ LC hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi LC đã được mở thì nghĩa là phương thức thanh toán đã được thiết lập, việc thanh toán của NH không phụ thuộc vào mối quan hệ hay tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán. NH chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và nội dung LC để tiến hành thanh toán

+ Trong trường hợp người mua không thanh toán cho NH thì NH phát hành vẫn phải thanh toán tiền hàng cho nhà XK, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và đúng với các điều khoản đã được quy định trong LC.

Các loại LC phổ biến hiện nay

LC có thể hủy ngang (Revocable LC): là loại LC có thể chỉnh sửa nội dung hoặc hủy mà không cần thông báo cho nhà XK, nó rủi ro với nhà XK ở chỗ hàng có thể đang trên đường vận chuyển trước khi việc thanh toán được thực hiện. Như vậy, có thể thấy LC có thể hủy ngang không thực sự được sử dụng rộng rãi và thường chỉ áp dụng cho các giao dịch giữa các DN có mối quan hệ làm ăn uy tín và lâu dài, đặc biệt có quan hệ tín dụng tốt hoặc giữa công ty mẹ + con.

LC không thể hủy ngang (Re-revocable LC): được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ mua bán Quốc tế, loại LC này sau khi đã được NH phát hành thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của LC nếu chưa có sự thỏa thuận của các bên tham gia.

LC đặc biệt (điều khoản đỏ – Red Clause LC): loại LC cũng không được dùng quá rộng rãi bởi trên thực tế LC này là loại mà người bán sẽ được hưởng một số tiền nhất định theo tỷ lệ % của trị giá LC, như vậy NH phát hành sẽ ủy quyền cho NH chiết khấu thanh toán cho nhà XK một số tiền dựa trên chứng từ xuất trình của nhà XK. Tuy nhiên, nhà XK vẫn có nghĩa vụ phải bồi hoàn số tiền ứng trước nếu không xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ trong thời gian yêu cầu (thông thường nhà XK sẽ trình đủ bộ HSXK trong thời hạn yêu cầu). Nhưng số tiên ứng trước phải dựa trên yêu cầu của người mở LC (nhà NK). Dĩ nhiên là rủi ro vẫn thuộc nhà NK bởi số tiền ứng trước có thể sử dụng không đúng mục đích hoặc hàng bị lỗi không chuyển giao đúng hạn hoặc chứng từ XK không phù hợp quy định LC….

LC tuần hoàn (Revolving LC): loại LC được sử dụng nhiều lần do tự động khôi phục lại giá trị sau khi hết hạn, đây là loại LC không hủy ngang hàm vlookup

LC chuyển nhượng (Re-revocable Transferable LC): là loại LC không thể hủy ngang mà người thụ hưởng đầu tiên có thể chuyển nhượng cho người thứ 2 (nhưng người thứ 2 không được phép chuyển nhượng lần nữa). Giá trị LC được chuyển nhượng có thể là một phần hoặc toàn bộ giá trị. Như vậy, người thụ hưởng đầu tiên đóng vai trò là trung gian môi giới hoặc mua bán mà không trực tiếp cung cấp hàng hóa cho nhà NK.

LC giáp lưng (Back to Back Re-revocable LC): là loại LC khá đặc biệt nhưng ngày càng sử dụng rộng rãi khi THẾ GIỚI NGÀY CÀNG PHẲNG. Thường được sử dụng trong trường hợp nhà XK mua hàng từ các nhà cung cấp khác để XK. Khi đó, nhà XK gửi cho NH thư tín dụng mà nhà NK gửi cho mình để NH có căn cứ mở LC cho nhà cung cấp hàng hóa và được gọi là LC giáp lưng. Khi LC giáp lưng được mở thì 2 bộ LC sẽ độc lập hoàn toàn và NH mở LC giáp lưng có trách nhiệm thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa

LC dự phòng (Standby LC) và LC xác nhận (Confirmed Re-revocable LC): thực tế rất ít trường hợp các giao dịch mua bán quốc tế sử dụng LC dự phòng và LC xác nhận. Mục đích của 2 loại LC này là nhằm đảm bảo cam kết thanh toán từ NH hoặc nghi ngờ năng lực tài chính của NH chiết khấu

LC trả ngay (LC at sight): là loại LC mà người bán sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp các quy định trong LC cho NH thông báo, đương nhiên lúc này người XK sẽ phát hành hối phiếu trả ngay yêu cầu thanh toán học kế toán tổng hợp ở đâu

LC trả chậm (Deffered payment LC): là loại LC không hủy ngang mà trong đó NH phát hành cam kết với người bán là sẽ thanh toán trong một khoảng thời gian cụ thể ghi trong LC khi đã nhận chứng từ gốc mà không cần có hối phiếu. Nếu NH mở LC chỉ định NH khác thanh toán thì NH mở phải có trách nhiệm bồi hoàn số tiền cho NH thanh toán.

Về phí mở L/C thì tùy theo mức độ mà người mở LC thực hiện ký quỹ.

Nếu ký quỹ 100% trị giá L/C: phí 0,075% trị giá L/C mở.

Nếu ký quỹ 30 – 50% trị giá L/C: phí 0,10% trị giá L/C mở.

Dưới 30% trị giá L/C: phí 0,15% trị giá L/C mở (min 5 USD và max 200 USD).

Miễn ký quĩ: phí 0,2% trị giá L/C mở (min 5 USD và max 300 USD).

Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% – 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

4. Phương thức ghi sổ

Ngoài 3 phương thức thanh toán trên thì một trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn là phương thức ghi sổ. Theo đó, người xuất khẩu sẽ mở một tài khoản ghi nợ với người nhập khẩu. Trong tài khoản ghi nợ này sẽ quy định cụ thể mốc thời gian mà người nhập khẩu phải tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu ở tương lai.

Thông thường, phương thức này chỉ được lựa chọn khi cả hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau, đã thực hiện hoạt động mua bán nhiều lần và người mua có độ uy tín cao với người bán. Bởi, nếu không có sự tin tưởng thì phương thức ghi sổ gây ra khá nhiều rủi ro cho người bán.

Với phương thức ghi sổ, ngân hàng không tham gia với vai trò là người mở tài khoản và tiến hành thanh toán. Việc thanh toán sẽ được thực hiện theo thỏa thuận và khi đó người mua mới thông qua ngân hàng của mình để thanh toán nợ cho người bán. Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán ghi sổ, chỉ có bên bán mới mở tài khoản và ghi chép các khoản tiền hàng, bên mua không mở tài khoản song song. Nếu bên mua mở tài khoản thì chỉ có giá trị theo dõi chứ không thể thực hiện hoạt động thanh toán.

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *