Tính đến hiện tại, Việt Nam đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia là FTA khu vực, với các đối tác trong khu vực ASEAN hoặc với các đối tác chung của ASEAN trong khu vực châu Á. Về nội dung, tất cả các FTA này đều là các FTA truyền thống, chủ yếu tập trung vào việc mở cửa thị trường hàng hóa.
>>>>>>>>> Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?
FTA – Các hiệp định thương mại tự do việt nam đã ký kết
Những FTA Việt Nam tham gia sau này phần lớn là các FTA song phương hoặc đa phương, với các đối tác xa hơn về địa lý (châu Âu, châu Mỹ). Về nội dung, đa số các FTA này là FTA thế hệ mới, bao trùm nhiều lĩnh vực, vấn đề cả thương mại và phi thương mại.
Về sơ bộ, tổng hợp chung về các hiệp định:
STT | FTA | Hiện trạng | Đối tác | Phân loại |
FTAs đã có hiệu lực | ||||
1 | AFTA | Có hiệu lực từ 1993 | ASEAN | FTA truyền thống |
2 | ACFTA | Có hiệu lực từ 2003 | ASEAN, Trung Quốc | FTA truyền thống |
3 | AKFTA | Có hiệu lực từ 2007 | ASEAN, Hàn Quốc | FTA truyền thống |
4 | AJCEP | Có hiệu lực từ 2008 | ASEAN, Nhật Bản | FTA truyền thống |
5 | VJEPA | Có hiệu lực từ 2009 | Việt Nam, Nhật Bản | FTA truyền thống |
6 | AIFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Ấn Độ | FTA truyền thống |
7 | AANZFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Úc, New Zealand | FTA truyền thống |
8 | VCFTA | Có hiệu lực từ 2014 | Việt Nam, Chi Lê | FTA truyền thống |
9 | VKFTA | Có hiệu lực từ 2015 | Việt Nam, Hàn Quốc | FTA thế hệ mới hạn chế |
10 | VN – EAEU FTA | Có hiệu lực từ 2016 | Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan khóa học nghiệp vụ quản trị nhân sự | FTA thế hệ mới hạn chế |
11 | CPTPP | Có hiệu lực từ 14/01/2019 | Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia | FTA thế hệ mới đầy đủ |
12 | AHKFTA | Có hiệu lực từ 6/2019 | ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc) | FTA truyền thống |
FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực | ||||
13 | EVFTA | Kết thúc đàm phán tháng 2/2016 | Việt Nam, EU (28 thành viên) | FTA thế hệ mới đầy đủ |
FTA đang đàm phán | ||||
14 | RCEP | Khởi động đàm phán tháng 3/2013 | ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand khóa học xuất nhập khẩu online | FTA thế hệ mới (hạn chế?) |
15 | Vietnam – EFTA FTA | Khởi động đàm phán tháng 5/2012 | Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) | Chưa rõ |
16 | Vietnam – Israel FTA | Khởi động đàm phán tháng 12/2015 | Việt Nam, Israel | Chưa rõ |
Thông tin chi tiết về 16 hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam đã ký, được trình bày dưới đây:
1. Hiệp định thương mại TPP – CPTPP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 03/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 04/02/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. khóa học định khoản kế toán
Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 03/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê chuẩn hiệp định này. CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ:
+ Các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ
+ 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết)
+ Một số sửa đổi trong các thư song phương giữa các bên của CPTPP.
2. ASEAN (ATIGA)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967 nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia.
ASEAN có ba trụ cột chính là Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015.
Một trong những mục tiêu chính của AEC là hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung khu vực. Mục tiêu này đã được hiện thực hóa dần thông qua các Hiệp định về tự do hóa hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong ASEAN cùng rất nhiều Thỏa thuận, Chương trình, sáng kiến … khác. nghiệp vụ xuất nhập khẩu
3. ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)
ASEAN và Ấn Độ ký kết hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ngày 08/10/2003. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa (có hiệu lực từ 1/1/2010). Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực từ 1/7/2015) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ.
4. ASEAN – AUSTRALIA/NEW ZEALAND (AANZFTA)
ASEAN, Australia và New Zealand ký kết Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand vào ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là thỏa thuận thương mại tương đối toàn diện, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thế nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế.
5. ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 06/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 5/2009). Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc.
6. ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
ASEAN và Nhật Bản ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) vào tháng 4/2008 và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/12/2008, AJCEP bao gồm các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.
7. ASEAN – Trung Quốc
ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005). Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 2/2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc.
8. ASEAN – HongKong (AHKFTA)
Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Hồng Kông được khởi động đàm phán từ tháng 7/2014 hoàn tất đàm phán vào ngày 9/9/2017.
Ngày 12/11/2017. ASEAN và Hồng Kông đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định đầu tư (AHKIA), dự kiến có hiệu lực sớm nhất từ ngày 1/1/2019.
9. Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Tuy nhiên, VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn
10. Việt Nam – Chi Lê (VCFTA)
Hiệp định thương mại từ do (FTA) giữa Việt Nam và Chi Lê được ký kết vào ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư,… Đây cũng là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia ở khu vực châu Mỹ.
11. Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết vào ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN – Hàn Quốc, trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên, VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
12. Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) được ký kết ngày 29/05/2015 và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây cũng là FTA đầu tiên của EAEU do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang khu vực thị trường này.
13. RECP – (ASEAN + 6)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 09/05/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán. hoc xuat nhap khau o tphcm
14. Việt Nam – EU (VN-EU FTA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tá Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến hàng rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định trong năm 2016. Dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2018.
15. Việt Nam – Khối EFTA
Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012. Hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán. phân tích báo cáo tài chính
16. Việt Nam – ISRAEL (VN-Israel FTA)
Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Israel bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 2/12/2015. Hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Mong rằng qua bài viết trên của Hiệp hội Logistics đã giúp bạn hiểu hơn về các hiệp định thương mại tự do, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tin tức cập nhật trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về khóa học xuất nhập khẩu thực tế hoặc tìm kiếm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.