Hệ thống quản lý vận tải – TMS là gì? Lợi ích khi sử dụng TMS

TMS là gì? Lợi ích khi sử dụng TMS

Ngành vận tải hàng hóa hiện nay đang có nhiều cải tiến vượt bậc trong việc áp dụng các phần mềm, hệ thống quản lý vận tải vào ứng dụng thực tế, đặc biệt là hệ thống TMS.  Hệ thống TMS được đánh giá là giải pháp cho việc quản lý vận tải.

Vì sao lại có đánh giá như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Hệ thống quản lý vận tải – TMS là gì?

Logistics là lĩnh vực tiềm năng hiện nay, với sự phát triển vượt bậc, đòi hỏi các doanh nghiệp logistics cũng phải đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn so với doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy, việc áp dụng các phần mềm công nghệ mới trong việc quản lý vận tải là điều tất nhiên. Một trong những phần mềm ứng dụng khá phổ biến hiện nay – phần mềm tối ưu hóa hệ thống TMS.

TMS – được viết tắt từ Transportation Management System thuộc hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) thông quan ứng dụng phần mềm lập kế hoạch công việc, thực hiện và tối ưu hóa trong công tác vận chuyển hàng hóa.

Khi sử dụng phần mềm quản lý logistics này, chủ hàng có thể tự động hoá được các quy trình và nhận thông tin về hành trình vận chuyển để tiết kiệm thời gian và giảm chi tiêu của các lô hàng.

Từ việc áp dung, các công ty TMS tìm ra được loại hình vận tải phù hợp với mức cước phí cho lô hàng tốt nhất. Đây được coi là chức năng cốt lõi của hệ thống này. Từ đó, doanh nghiệp dễ danh hơn trong quản lý đơn vị vận chuyển, lên kế hoạch vận chuyển, kiểm soát hoá đơn vận chuyển, xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại,…

Lợi ích khi sử dụng TMS

2. Các lợi ích mà TMS mang lại

Việc ứng dụng TMS vào quản lý doanh nghiệp logistics mang lại nhiều lợi ích vượt bậc sau:

– Giảm chi phí, phụ phí vận tải

Các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến phần mềm TMS chủ yếu xuất phát từ lợi ích giảm chi phí nhờ việc tối ưu hóa trọng tải và lộ trình vận chuyển. Từ phần mềm, người ta có thể sử dụng ít phương tiện vận tải, ít nhân lực hơn dù cho cùng lượng hàng hóa cần vận chuyển. Đồng thời khí vạch ra được lộ trình tối ưu, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí liên quan đến nhiên liệu, tiết kiệm thời gian vận chuyển.

– Tăng năng suất và hiệu quả vận hành logistics

Hệ thống TMS có khả năng lưu trữ và phân tích toàn diện cho đến từng từng chi tiết, theo KPIs trong quản lý vận tải đạt đến thông tin càng chính xác nhất.

Thông qua hệ thống, nhà quản lý có thể theo dõi hành trình giao hàng như thế nào, những vẫn đề phát sinh trên đường vận chuyển. Thêm vao đó, hệ thống quản lý vận tải này có thể xác định chính xác về chi phí cho việc vận chuyển, từ đó doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có lợi ích liên quan đến việc đa dạng phương thức trao đổi thông tin giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng.

– Có khả năng quản lý thời gian thực

Từ việc có thể theo dõi mọi lúc trong hành trình vận chuyển từ khi xuất kho cho đến tau người tiêu dùng, đồng thời kiểm soát được rủi ro trong hành trình đó, giúp nâng cao khả năng quản lý thời gian thực của doanh nghiệp.

Việc quản lý được thời gian thực, rồi từ đó quản lý được rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp kịp thời cho quá trình vận tải.

– Sự hài lòng của khách hàng

Ứng dụng công nghệ TMS vào vận tải giúp khách hàng có thể biết được thời gian và lộ trình vận tải thông qua doanh nghiệp, từ đó, có thể nắm được chính xác thời gian hàng đi và hàng đến. Nhờ đó, hàng hóa có thể nhanh chóng vận chuyển, và giao hàng đúng thời gian, điều này có thể nâng cao sự hài lòng của khác hàng.

3. Các tính năng tối ưu trong hệ thống quản lý vận tải TMS

TMS là giải pháp quản lý vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chuyến, thanh toán cước và ngay cả trong hợp tác đối tác thương mại. Hệ thống cho phép người dùng giữ quyền kiểm soát đối với các hoạt động vận chuyển bằng cách giúp họ tự động hoá việc nhập hàng, tạo đơn hàng, tối ưu hoá các chuyến hàng và tuyến đường, lịch bốc hàng và giao hàng, quản lý nhà cung cấp dịch vụ, quản lý sân và giao tiếp hiệu quả với tất cả các bên liên quan của chuỗi cung ứng.

Nếu sử dụng hệ thống này, không thể thiếu các tính năng cần thiết như:

  • Khả năng bảo mật cao
  • Báo cáo thông tin quản lý
  • Tích hợp với hệ thống ERP, WMS hoặc OMS
  • Quản lý thời gian thực
  • Quản lý hợp đồng giữa các bên
  • Tối ưu hóa chi phí, thời gian, rủi ro, và năng suất
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *