Bài toán tiết kiệm chi phí logistics cho doanh nghiệp tại Việt Nam

Bài toán tiết kiệm chi phí Logistics tại doanh nghiệp Việt Nam

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá về chi phí logistics tại Việt Nam: “Chi phí logistics của ta hiện nay quá cao so với thế giới. Có một nghịch lý là đóng góp cho GDP thì thấp mà chi phí logistics của doanh nghiệp lại cao, ngược lại so với thế giới”

Ông lấy Ví dụ dẫn chứng: 1kg quả thanh long xuất khẩu sang Hoa Kỳ bằng đường hàng không có chi phí logistics khoảng 3,5 USD, nếu giá bán 7 USD thì chi phí logistics đã chiếm mất 50%. Hay 1kg tôm chuyển lên khu vực miền núi (trong nước) đắt hơn chuyển 1kg tôm từ Ecuador về Việt Nam…

Thực tế là bài toán chi phí logistics đã được đặt vấn đề trong nhiều năm gần đây, do chi phí logistic tại Việt Nam rất cao.

Chi phí logistics là gì?

Chi phí logistics của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Chi phí vận tải;
  • Chi phí kho bãi;
  • Chi phí hàng dự trữ (Chi phí cơ hội vốn);
  • Chi phí hành chính.

Thông thường, mức chi phí vận tải là mức chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất thường chiếm tới 1/3 đến 2/3 trong tổng chi phí logistics. Ngoài ra còn có các mức chi phí phát sinh như chi phí rủi ro, …

Bài toán tiết kiệm chi phí Logistics cho doanh nghiệp

Để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, cần tìm ra giải pháp nào?

1. Lên kế hoạch cho hoạt động logistics

Nếu không có kế hoạch rõ ràng về thời điểm sản xuất, vận chuyển, giao hàng, doanh nghiệp có thể phải chịu một số chi phí “giờ cuối” không đáng có.

Những kế hoạch phút chót, chưa được tính toán kỹ dễ dẫn đến những sai lầm cùng các chi phí phát sinh kèm theo.

Có một timeline chi tiết giúp doanh nghiệp đi theo một lộ trình khoa học cụ thể, đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác/khách hàng cũng như có thêm thời gian cải tiến quy trình để tiết kiệm thêm chi phí.

2. Lựa chọn nhà cung cấp có khả năng đa nhiệm cao

Để cấu thành nên một sản phẩm hay dịch vụ, doanh nghiệp cần nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên việc mua hàng từ nhiều nhà cung cấp có thể tạo ra thêm nhiều loại chi phí. Quá nhiều nhà cung cấp khiến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cồng kềnh hơn: thêm nhiều khu vực phải thu thập hàng hóa, thêm nhiều thời gian chờ nguyên liệu, thêm nhân công, kho bãi hỗ trợ,…

Hãy thử nghĩ tới việc sử dụng các nhà cung cấp “tổng” có khả năng đa nhiệm. Họ có thể cung cấp cho bạn nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau cùng lúc. Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và loại bỏ các chi phí vận chuyển không cần thiết.

3. Lên sẵn các phương án “B” chuẩn bị cho mọi tình huống

Khi đã có 1 timeline chi tiết, điều bạn cần làm tiếp theo đó là chuẩn bị thêm các phương án dự phòng cho từng trường hợp để tránh bị động và mất thêm nhiều chi phí. Có nhiều thứ bạn cần dự phòng như việc: nhà cung cấp chủ động tăng giá nguyên vật liệu, thiếu hụt nhân sự làm việc, máy móc có vấn đề,…

4. Tinh gọn bộ máy vận hành

Tinh gọn không có nghĩa là bạn cắt giảm. Doanh nghiệp cần xem xét bức tranh tổng quan chung toàn công ty để xem mắt xích nào đang hiệu quả, mắt xích nào không từ đó ra các quyết định thay đổi cơ cấu phù hợp đảm bảo cho việc vận hành công suất tối đa nhưng vẫn tối ưu hóa về doanh thu.

5. Đồng bộ nền tảng quản lý

Thay vì việc phải sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, hãy giữ tất cả thông tin, dữ liệu tại một nơi. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nền tảng hợp nhất này có thể truy cập được ở bất cứ đâu bởi bất cứ ai (được phân quyền).

Tập trung hoạt động trên một nền tảng giúp tinh gọn lại cách doanh nghiệp hoạt động, tránh hoạt động trùng lặp, giảm sai xót hay sự thiếu sót thông tin.

Ít sai sót hơn đồng nghĩa với việc tiết kiệm thêm được nhiều thời gian và tiền bạc hơn.

6. Thuê ngoài để tối ưu chi phí

Nhiều người lầm tưởng rằng “thuê ngoài sẽ khiến cho doanh nghiệp phải tốn thêm một nguồn lực chi phí”, tuy nhiên, trên thực tế, việc thuê ngoài sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả, kiếm được nhiều doanh thu hơn thay vì chỉ sử dụng “inhouse”.

Thuê ngoài giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian tập trung vào những thế mạnh của công ty hơn thay vì phải mất thêm nhiều chi phí để nghiên cứu phát triển, hoạt động hay giảm sai xót trong quá trình sản xuất do không có nhiều kinh nghiệm.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *