Mô hình thương mại điện tử B2B và B2C

Mô hình thương mại điện tử B2B B2C

Hiện nay mô hình thương mại điện tử vô cùng phổ biến trong các hoạt động xuất nhập khẩu và logistics, điển hình là mô hình B2B và B2C.

Vậy hai mô hình kinh doanh b2B là gì? B2C là gì? Hy vọng bài viết sau sẽ giải đáp giúp bạn.

Mô hình thương mại điện tử B2B và B2C

Trước khi đi tìm hiểu về Mô hình thương mại điện tử B2B và B2C, chúng ta tìm hiểu về bản chất của trang thương mại điện tử là gì?

1. Trang thương mại điện tử là gì ?

Hình thức thương mại điện tử hay e-commerce là hình thức mua bán trực tuyến, trong đó, người mua và người bán có thể không biết về nhau, và các thông tin hàng hóa được cập nhật trên website. Khi bạn cần mua một món hàng nào đó, bạn vào trang thương mại điện tử tìm kiếm và tạo lệnh mua theo các hướng dẫn có sẵn tại đó.

Hiện nay có khá nhiều mô hình trang thương mại điện tử như: B2B (Business to Consumer), B2C ( Business to Business), C2B (Consumer to Business), C2C (Consumer to Consumer), B2G (Business to Government), G2C (Government to Consumer). Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét hai mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất: B2B và B2C.

Mô hình thương mại điện tử B2B B2C

2. Các mô hình thương mại điện tử

a. Mô hình B2B (Business to Business)

B2B hay B to B đều được viết tắt từ Business to Business là các giao dịch được thực hiện giữa hai doanh nghiệp, hai công ty với nhau. Bất kỳ công ty hay doanh nghiệp hay công ty nào có khách hàng là các doanh nghiệp thì đều được coi là mô hình B2B với một bên doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, còn một bên có nhu cầu mua sản phẩm đó thông qua trang thương mại điện tử.

Thông thường, những khách hàng là doang nghiệp cần mua sỉ, mua hàng với số lượng lớn, để kinh doanh hay sử dụng tại doanh nghiệp nên đơn hàng thường có giá trị lớn.

Từ mô hình B2B, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.

– Lợi ích của mô hình kinh doanh B2B

  • Giảm thời gian và chi phí giao dịch, tiếp thị, phân phối sản phẩm …
  • Tăng thời gian và khả năng tiếp cận sản phẩm đến với khách hàng
  • Dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng
  • Tăng khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp
  • Tiện lợi và nhanh chóng trong giao dịch
  • Doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung ứng tốt cũng như giá thành đầu vào rẻ hơn

– Một số mô hình b2B phổ biến

  • Mô hình thiên về người bán

Tại mô hình này, một đơn vị doanh nghiệp sẽ làm chủ một website thương mại điện tử rồi cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho bên thứ 3 như người dùng, cửa hàng bán lẻ,.. Đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay.

  • Mô hình thiên về người mua

Khác với trường hợp trên, mô hình này, doanh nghiệp mua hàng sẽ làm chủ website và những đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ sẽ vào website đó để báo giá cũng như phân phối hàng hóa.

  • Mô hình thiên về trung gian

Đây là mô hình phổ biến ở Việt Nam, điển hình như Tiki, Shopee,… Các đơn vị này sẽ là đơn vị trung gian giữa người bán và người mua, và doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ đăng thông tin lên website và người mua sẽ xem và mua hàng nhưng đảm bảo tuân thủ luật của trang web đó.

  • Mô hình dạng thương mại hợp tác

Mô hình này mang tính chất tập trung và thuộc sở hữu của nhiều doanh nghiệp, hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như chợ điện tử, sàn giao dịch thương mại,…

b. Mô hình B2c (Business to Consumer)

B2C hay B to C đều được viết tắt từ Business to Consumer là các giao dịch được thực hiện giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng hay khách hàng với doanh nghiệp là người bán sản phẩm.

Các khách hàng thường là người tiêu dùng cá nhân, nên khả năng xảy ra giao dịch sẽ nhanh chóng hơn so với mô hình B2B vì người bán không mất nhiều thời gian trong việc đàm phán giữa hai bên. Để kinh doanh mô hình này thì doanh nghiệp, cửa hàng cần thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến, có thể là website bán hàng.

Mô hình kinh doanh này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì không yêu cầu cao về tính chất pháp lý, đàm phán. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh thì cao hơn vì có nhiều doanh nghiệp tham gia.

Nhiều đơn vị B2C trực tuyến như Lazada, Tiki, adayroi…  là các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử B2C.

– Lợi ích của mô hình kinh doanh B2B

Khá nhiều lợi ích của B2C giống với B2B vì đều mang tính chất là trang thương mại điện tử. Riêng về phía khách hàng và người tiêu dùng sẽ có thể dễ dàng mua sắm mà không mất nhiều thời gian trong việc ra giá, thời gian đi lại. Còn doanh nghiệp thì dễ dàng tiếp cận một lượng lớn khách hàng từ việc truy cập trang thương mại điện tử đó.

>>>>>>>> Xem thêm: Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *