Có lẽ các bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh container chở hàng mỗi ngày trên đường, có bao giờ bạn thắc mắc về những thông tin hay những ký hiệu ghi trên vỏ container, cách đọc chúng ra sao và mục đích sử dụng của những ký hiệu này là gì không?
Hãy cùng chúng Hiệp Hội Logistics tìm hiểu về “Ký hiệu Container cần biết – Cách đọc ký hiệu trên Container” trong bài viết này nhé.
»»» Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?
1. Container Là Gì? Các Loại Container Trong Vận Tải
a) Khái niệm container là gì?
“Container” là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức, sử dụng các container (theo tiêu chuẩn ISO) và sắp xếp chúng trên tàu biển, toa tàu hỏa, xe tải chuyên dụng,… Container là sản phẩm không thể thiếu trong ngành vận tải, công nghiệp.
Container sẽ giúp cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa được an toàn và tiện lợi, góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh thương mại công nghiệp toàn cầu.
b) Các loại container trong vận tải
* Phân loại theo kích thước
– Container nhỏ: Trọng lượng nhỏ hơn 5 tấn và sức chứa lớn hơn 3m3
– Container trung bình: Trọng lượng từ 5 – 8 tấn và sức chứa nhỏ hơn 10m3 .
– Container lớn: Trọng lượng lớn hơn 10 tấn và sức chứa lớn hơn 10m3.
– Container 20 feet, 40 feet và 45 feet
* Phân loại container theo vật liệu đóng
Container được đóng bằng vật liệu nào thì được gọi theo vật liệu đó, ví dụ: container thép, container nhôm,…..
* Phân loại container theo cấu trúc
– Container kín (Closed Container)
– Container mở (Open Container)
– Container khung (France Container)
– Container gấp (Tilt Container)
– Container phẳng (Flat Container)
– Container có bánh lăn (Rolling Container)
* Phân loại theo mục đích
– Container chở hàng bách hóa (container khô): sử dụng vận chuyển các loại hàng khô gồm các container kín có cửa ở 1 đầu và các bên, container có lỗ thông hơi,…
– Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container): được dùng để chở hàng rời như các loại hạt nhỏ, ngũ cốc, giúp tiết kiệm sức khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng cũng có nhược điểm là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho container
– Container chuyên dụng (Named Cargo Containers): được thiết kế để chở hàng hóa có tính chất đặc thù như ô tô, súc vật,…
– Container bảo ôn / nóng / lạnh (Thermal insulated / Heated / Refrigerated / Reefer container): chở các loại hàng có yêu cầu cần được bảo quản về nhiệt độ, được thiết kế với vách cách nhiệt. Ở Việt Nam thường sử dụng container lạnh.
– Container thùng chứa (Tank container): chở các loại hàng hóa nguy hiểm và hàng đóng rời (dầu hỏa, hóa chất,…)
2. Ký Hiệu Container Và Cách Đọc Ký Hiệu Trên Container
– Mã chủ sở hữu container: Trên container sẽ thấy 4 chữ cái được in hoa.
Ví dụ: LEVU thì 3 chữ LEV gọi là tiếp đầu ngữ container, được chủ sở hữu container đăng ký với cơ quản lý trực tiếp là “Cục Container Quốc tế – BIC”
Chữ U ở cuối là ký hiệu loại container. Ngoài ký hiệu U còn có ký hiệu J và Z:
+ U: container chở hàng (freight container)
+ J: thiết bị có thể được tháo rời của container chở hàng (detachable freight container-related equipment)
+ Z: đầu kéo (trailer) hoặc mooc (chassis)
Ví dụ: LEVU thì tên container là LEV còn U là ký hiệu container dùng để chở hàng.
– Số Serri container (Serial Number): Đây là số container, gồm 6 chữ số do chủ container tự đặt ra với quy ước không được trùng tên với container khác. Mỗi số container chỉ được dùng 1 lần duy nhất. Trong trường hợp khi đặt tên container mà không đủ 6 số thì sẽ thêm chữ số 0 đằng trước các số đó.
Ví dụ: 398000 hoặc 009068 là số seri của container
Chữ số kiểm tra container (Check digit): Là số đứng sau các dãy số seri của container. Đặc điểm của số này là được in và đóng khung trên con ví dụ: số [2]; [9],… Gắn số kiểm tra sẽ hạn chế được tình trạng trùng lặp số container vì khi kiểm tra trên hệ thống sẽ khác với thực tế.
Loại container: Là dòng các chữ và số ở dưới dãy số seri container
Ví dụ: 85N1, 94N8,…
Ký hiệu chữ cái trong loại container được chia thành các nhóm: G, T, R, L… Cụ thể:
+ G: Container thường
+ R : Container lạnh
+ U: Container mở
+ T: Container bồn
Số sau ký hiệu chữ nếu là 1 nghĩa là container có cửa thông gió phía trên
2 số đầu tiên là chiều dài của container
Ví dụ: 2 là 20 feet, 4 là 40 Feet. Đặc biệt container 45 feet sẽ ký hiệu là chữ L.
Ví dụ: Trên Container ghi: YOLU 893427 – 42G1 : Đọc là container YOL 893427 và là container thường 40 feet có cửa thông gió phía trên.
Hàng hóa được vận chuyển bằng container là phương thức phổ biến nhất hiện nay, do vậy việc nắm được các ký hiệu trên container là vô cùng cần thiết
Hy vọng bài viết này Hiệp Hội Logistics đã giúp các bạn hiểu hơn về Các ký hiệu container cần biết, như thế, bạn sẽ biết được loại container đó có phù hợp với hàng hóa mình cần vận chuyển hay không? Mặt khác, bạn cũng sẽ tránh được những rủi ro, và xử lý hàng hóa đúng cách.
Tham khảo thêm:
- FCL Là Gì? Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Nhập Khẩu FCL
- TEU là gì? Những Thông Tin Cần Biết Về TEU
- Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng
Tags: ký hiệu container, ký hiệu trên container, ký hiệu các loại container, ký hiệu container của các hãng tàu, cách đọc ký hiệu container, ký hiệu của các loại container