Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, việc nhận dạng hàng hóa và các lưu ý khi xếp dỡ, di chuyển, là cần thiết, vì vậy họ cần đến Shipping Mark.
Shipping Mark gửi đến các đơn vị vận chuyển các thông tin để có thể xử lý hàng hóa một cách chính xác và hiệu quả, đảm bảo quá trình vận chuyển hàng thuận lợi, tránh các rủi ro không đáng có.
>>>>>>> Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt?
I. Shipping Mark là gì?
Shipping Mark hay còn được hiểu là nhãn hiệu vận chuyển, là thông tin dưới dạng từ ngữ, biểu tượng hay các chữ số được dán trên đơn vị hàng hóa trước khi vận chuyển. Shipping mark là dấu hiệu riêng của hàng hóa bên trong được thể hiện trên bao bì sẽ do nhà sản xuất hoặc người gửi hàng để người nhận hàng mặc định cho loại hàng đó để nhận biết hàng của mình dễ dàng. học logistics
Shipping Mark vô cùng quan trọng, đặc biệt là các hàng hóa có tính chất đặc thù, cần bảo quản hay vận chuyển theo phương thức riêng. Mục đích chính Shipping Mark:
- Là dấu hiệu nhận dạng cho tất cả các đối tượng tham gia trong quá trình vận chuyển, xử lý quá cảnh của hàng hóa.
- Giúp người nhận hàng dễ dàng kiểm tra, xác định thứ tự và hoạt động hàng hóa tương ứng, để đảm bảo nhận hàng một cách chính xác.
Vì vậy, Shipping Mark giúp quá trình vận tải suôn sẻ nhờ việc nhận dạng hàng hóa dễ dàng. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong quá trình vận hành, có thể sẽ có phương án xử lý nhanh nhất để tránh chậm trễ cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa không thể để lâu ngày.
Ngoài ra có thể ngăn chặn việc giao hàng sai, tai nạn, mất mát, phạt hải quan hoặc thiệt hại do lưu trữ không đúng cách hoặc xử lý không đúng.
II. Vị trí Shipping Mark
Căn cứ theo điều 4 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành về vị trí nhãn hàng hóa, theo đó:
“1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.”
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư số 05/2019/TT-BKHCNL:
“1. Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.
Ví dụ 1: số khung của xe máy được dập trên khung xe hay số Vm của ô tô được khắc trực tiếp trên thân xe tuy không được thể hiện cùng vị trí với các nội dung bắt buộc khác nhưng ở vị trí có thể nhận biết được dễ dàng, không phải tháo rời các chi tiết, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.
Ví dụ 2: ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc định lượng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai, không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.
1. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
a) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.
b) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.
Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong:
– Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp;
– Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong;
– Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó.
2. Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài.”
III. Các dạng Shipping Mark trong vận chuyển Quốc Tế
Hiện nay, shipping mark được thể hiện bằng nhiều dạng khác nhau nhằm thể hiện được các đặc điểm hay tính chất cần thiết khi vận chuyển hàng hóa. Một số dạng Shipping Mark trong vận chuyển quốc tế được thể hiện bao gồm:
- Dạng viết tay.
- Bản in.
- Ảnh chụp văn bản.
- Hình vẽ.
- Hình chụp.
- Dấu hiệu, con dấu.
- Nhãn đúc.
- Nhãn chạm, khắc lên bao bì đựng hàng hóa.
Người gửi hàng cần theo dõi hành trình vận chuyển, trong quá trình có những thắc mắc gì của người vận chuyển hay người tham gia vào quá trình vận tải hàng hóa quốc tế thì bạn có thể giải đáp kịp thời.
IV. Một số lưu ý về Shipping Mark đối với hàng hóa xuất khẩu
Kể cả người nhập khẩu không có yêu cầu gì về shipping mark, người gửi hàng đều phải thể hiện thông tin này trên bao bì.
Để hàng hóa lưu thông thuận lợi, tránh nhầm lẫn, thất lạc hay các rủi ro không đáng có, thông tin cần dán bên ngoài các kiện hàng vào vị trí dễ nhìn thấy.
Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:
- Tên hàng bằng tiếng Anh
- Tên đơn vị sản xuất/xuất khẩu
- Tên đơn vị nhập khẩu
- MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
- Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v
Trên đây Hiệp hội Logistics đã giải nghĩa shipping mark là gì, vị trí shipping mark, các dạng shipping mark trong vận chuyển Quốc Tế và những lưu ý về shipping mark đối với hàng hóa xuất khẩu. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn đọc